Vũ khí tràn ngập Ukraina, các tập đoàn công nghiệp quân sự phương Tây hưởng lợi

Mỹ và các nước EU chính thức ồ ạt viện trợ vũ khí trang bị, hỗ trợ Ukraine chống lại chiến dịch quân sự của Moscow. Nhưng lợi ích thu được là các doanh nghiệp quốc phòng Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ và châu Âu.

Trước khi diễn ra chiến dịch quân sự đặc biệt, Mỹ và phương Tây đã hậu thuẫn cho Kiev trong chiến dịch Trừng phạt ở Donbass.

Chiến dịch quân sự đặc biệt do Nga tiến hành trở thành lý do để Mỹ và phương Tây mở rộng toàn diện các hoạt động hậu thuẫn cho chính quyền Ukraina, cung cấp vũ khí trang bị với số lượng lớn, lính đánh thuê dồn dập gửi đến Ukraine.

Quốc hội Mỹ thông qua các động thái mới nhằm mở rộng số lượng vũ khí trang bị hỗ trợ quân sự cho Kiev. Nhưng dưới tuyên bố mục tiêu của châu Âu là "chống lại chế độ Nga". Thực tế, các tập đoàn quân sự quốc phòng châu Âu và Mỹ đang chuẩn bị cho một mùa bội thu.

Các nước NATO thuộc phe xã hội chủ nghĩa trước đây vẫn có trong biên chế vũ khí trang bị Liên Xô, đặc trưng bởi tính tính đơn giản, linh hoạt, dễ nâng cấp và độ tin cậy cao khi sử dụng.

Do đó Slovakia và Cộng hòa Séc trước đây không quan tâm đến mua sắm vũ khí hiện đại của phương Tây.

Cộng hòa Séc cung cấp hàng chục xe tăng T-72 của Liên Xô cho Ukraine

Tình hình thay đổi nhanh chóng chỉ trong thời gian ngắn. Các quốc gia châu Âu tích cực cung cấp vũ khí Liên Xô cũ cho Ukraine.

Đặc biệt tích cực là Đức và các quốc gia vùng Baltics, các nước thuộc Liên Xô cũ. Như Latvia, Lithuania và Estonia trở thành nguồn cung cấp với số lượng ngày càng gia tăng.

Theo thông tin trên các phương tiện truyền thông châu Âu, các nước Baltic chuyển giao cho Ukraina vũ khí và đạn dược đã hết hạn sử dụng.

Các nước Baltic và Đức cung cấp cho Ukraine vũ khí của Liên Xô.

Khả năng phòng thủ của các nước gián tiếp tham gia xung đột bên phía Kiev giảm sút do thiếu hụt vũ khí. Đây là cơ hội bằng kim cương đối với các công ty quốc phòng của Mỹ, Châu Âu và Thổ Nhĩ Kỳ.

Những công ty này có được quyền đặt điều kiện cung cấp vũ khí trang bị chuẩn NATO. Về viện trợ quân sự, Washington chưa bao giờ khẳng định sẽ hoàn toàn miễn phí. Nên Ukraine sẽ phải thanh toán vũ khí cho tất cả các đồng minh khi xung đột kết thúc.

Ý đồ thực sự của Washington đặc biệt rõ ràng trong chương trình Lend-Lease hiện đại, được mở vào đầu tháng 4, với sự chấp thuận của Quốc hội Mỹ.

Trong cuộc chiến ở Ukraina và sự tham gia của các quốc gia Đông Âu, các tập đoàn quân sự Mỹ sẽ có được nguồn lợi khổng lồ.

Đối với các nước châu Âu, cung cấp vũ khí của Liên Xô cho Ukraine, để mở đường cho vũ khí của Mỹ đến lãnh thổ của các quốc gia này.

Các hệ thống phòng không Patriot của Mỹ thay cho S-300 ở Slovakia đã được triển khai. Mặc dù Lầu Năm Góc tuyên bố rằng biện pháp này chỉ là tạm thời. Nhưng các cuộc đàm phán đang được tiến hành nhằm tạo cơ sở cho sự triển khai vĩnh viễn vũ khí Mỹ ở tất cả những nước bên sườn phía đông của NATO, cũng như sự thay thế hàng loạt loại vũ khí chiến thuật khác.

Hệ thống phòng không S-300 của quân đội Slovakia được cung cấp cho Ukraine.

Thúc đẩy cuộc chiến ở Ukraine, các doanh nghiệp quốc phòng Mỹ, châu Âu và Thổ Nhĩ Kỳ nhanh chóng có được những khách hàng lớn. Đặc biệt là các khách hàng sẽ chấp nhận mọi điều khoản hợp đồng của các doanh nghiệp phương Tây.

Đây thực tế là một trong những lý do khiến Mỹ và phương Tây nhiệt tình ủng hộ Ukraina, bất chấp sự hiện diện công khai của chủ nghĩa phát xít tại quốc gia này.

Theo Đời sống - Tri thức Cuộc sống
back to top