Chiếc xe tăng đã bị tấn công bằng tên lửa chống tăng FGM-148 Javelin do Mỹ sản xuất và tên lửa chống tăng NLAW do Anh sản xuất khi đang chiến đấu ở phía nam thành phố Izyum.
Tên lửa không phá hủy được xe, chiếc tăng vẫn trong tình trạng hoạt động và kíp xe tăng vẫn an toàn.
Tên lửa chống tăng Javelin là loại tên lửa hiện đại, chế tạo theo cơ chế “bắn – quên” dẫn đường bằng hồng ngoại, tầm bắn tối đa 2.500 mét và có khả năng xuyên giáp đồng nhất 600 mm sau giáp phản ứng nổ. Tên lửa có khả năng tấn công từ trên xuống tháp pháo hoặc bắn thẳng.
Tên lửa chống tăng NLAW (Vũ khí chống tăng hạng nhẹ thế hệ tiếp theo) được dẫn đường bởi PLOS (đường ngắm dự đoán) NLAW không dựa vào hệ thống tìm kiếm mục tiêu chủ động mà sử dụng tính năng nhắm mục tiêu theo “đường ngắm dự đoán'”, kết hợp các cảm biến từ tính và quang học để tấn công mục tiêu.
Tên lửa có khả năng “bắn – quên”, xạ thủ chỉ cần theo dõi mục tiêu trong vài giây trước khi bắn và NLAW thực hiện phần còn lại. Tên lửa có tầm bắn 1.000 mét và có khả năng xuyên giáp đồng nhất hơn 500 mm.
Xe tăng T-72B3 Nga sống sót sau ba lần bị tên lửa tấn công trên chiến tuyến Donbass
T-72B3 nâng cấp 2016 được trang bị giáp phản ứng nổ thế hệ thứ 3 Relikt. Loại giáp phản ứng nổ của Nga được cho là có hiệu quả gấp đôi so với Kontakt-5 có từ thời Liên Xô.
Được phát triển bởi NII Stali, Relikt sử dụng một thành phần chất nổ hoàn toàn mới để có khả năng bảo vệ động lực học cao. Relikt hoạt động đáng tin cậy, chống lại cả tên lửa chống tăng nổ lõm tốc độ thấp và tốc độ cao, tăng gấp đôi khả năng bảo vệ chống lại các đầu đạn nổ lõm và tên lửa chống tăng có điều khiển đến 50%.
Lực lượng vũ trang Ukraina đã nhận hàng nghìn tên lửa Javelin và NLAW từ Mỹ, Anh và các quốc gia NATO khác kể từ khi bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraine.