Ngày 13/4, trong một phóng sự của CNN, một nhóm lính đánh thuê Mỹ và quân đội Ukraine đang huấn luyện hệ thống chống tăng MILAN tại một địa bàn không xác định của Ukraine.
Hệ thống tên lửa chống tăng MILAN, được đưa vào sử dụng lần đầu tiên năm 1972, sử dụng hệ thống dẫn đường bán chủ động bằng dây cáp theo đường ngắm (SACLOS). Khởi đầu, tên lửa MILAN có tầm bắn từ 200 - 2.000 mét.
Biến thể MILAN-2, được đưa vào biên chế trang bị cho quân đội Pháp, Đức và Anh năm 1984, trang bị đầu đạn HEAT [đầu đạn hiệu ứng nổ lõm chống tăng ] nâng cấp.
MILAN-3 được đưa vào biên chế cho quân đội Pháp năm 1995 và có bộ định vị hệ thống thế hệ mới, có khả năng chống nhiễu điện tử.
Tầm hoạt động của hệ thống ATGM đã được nâng cấp trong phiên bản mới, MILAN-ER có thể tấn công các mục tiêu tầm xa đến 3.000 mét.
Trong những ngày đầu chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraine, Pháp cung cấp cho lực lượng vũ trang Ukraine “vài chục” hệ thống MILAN từ kho dự trữ quân đội.
Pháp không phải là nước duy nhất cung cấp tên lửa MILAN cho Ukraine. Ý cũng đã chuyển một lô hàng phiên bản cải tiến của hệ thống, được gọi là MILAN 2T cho Ukraine ngay từ đầu trong chiến tranh.
Hiệu quả hệ thống tên lửa chống tăng có điều khiển MILAN có hạn chế do tầm hoạt động ngắn và hệ thống dẫn đường bằng dây, điều khiển bằng đuôi lửa phản lực dễ bị vô hiệu hóa bởi các thiết bị gây nhiễu hồng ngoại như hệ thống Shtora trên xe tăng Nga.
Các quốc gia NATO đang ồ ạt bơm vũ khí từ kho dự trữ cũ vào Ukraine với hy vọng kéo dài chiến dịch quân sự đặc biệt và gây suy kiệt sức mạnh quân sự Nga.