Tiêm văcxin cho trẻ: Chờ đến khi nào?

Hiện Bộ Y tế đang lên kế hoạch, lộ trình triển khai tiêm văcxin phòng Covid-19 cho trẻ từ 12 - 17 tuổi và đang rà soát, thống kê số trẻ em từ 3 -11 tuổi, để sẵn sàng có hướng dẫn tiêm khi có văcxin.

Theo TS Nguyễn Thu Anh, Giám đốc Viện nghiên cứu Y khoa Woolcock Việt Nam, tiêm văcxin cho trẻ em là cần thiết, nhưng khi chưa tiêm hết cho người có nguy cơ tử vong/bệnh nặng thì vẫn có thể chờ.

Bởi các tỉnh thành còn đang thiếu văcxin để tiêm mũi 1 chứ chưa nói tới mũi 2, chưa nói tới mũi 3 cho người cao tuổi và cả nhân viên y tế đã tiêm đợt đầu, nay đã được 6 tháng.

Vì vậy, nhanh chóng dồn nguồn văcxin cho toàn bộ người trên 50 tuổi, người mắc bệnh tim mạch, tiểu đường, ung thư, bệnh thận mạn tính, bệnh hô hấp mạn tính, béo phì, suy giảm miễn dịch, phụ nữ mang thai. Ưu tiên văcxin có thời gian chờ giữa 2 mũi ngắn để tạo nhanh miễn dịch... 

Với trẻ em, khi bị nhiễm SARS-CoV 2, hầu hết trẻ em không có triệu chứng hoặc mắc bệnh ở mức độ nhẹ, chỉ có một số trẻ em bị bệnh nặng, chủ yếu ở trẻ mắc bệnh nền (béo phì, mắc bệnh tim, khuyết tật phức tạp)... Số trẻ tử vong do COVID-19 thấp. Vì vậy, trước mắt hãy dành văcxin cho đối tượng có nguy cơ cao trước.

tiem-vac-xin-cho-tre-cho.jpg
Các nước bắt đầu có kế hoạch tiêm vắc xin cho trẻ

Cùng quan điểm, PGS.TS Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho rằng, biện pháp bảo vệ tốt nhất cho cộng đồng là tiêm đủ văcxin cho người lớn. 

Hơn nữa, văcxin mới có 1-2 năm phát triển nên chưa đủ thời gian để kiểm chứng những tác dụng phụ lâu dài. Đặc biệt, đối với cơ thể trẻ em đang phát triển, chưa hoàn thiện. Đến nay không một nhà khoa học nào nói được rõ ràng về những nguy cơ. 

Hiện nay, nếu tiêm thì sẽ phải chấp nhận nguy cơ. Tiêm văcxin tất nhiên sẽ có ảnh hưởng đến sức khỏe như phản ứng phụ viêm cơ tim ở trẻ em cao hơn người lớn chẳng hạn.

Vì vậy, Bộ Y tế cần phải có chiến lược tiêm văcxin cho trẻ em rõ ràng. Trước hết, nếu tiêm thì tiêm cho những em bị bệnh nền, những trẻ em có sức đề kháng yếu. Có thể, tiêm cho những em 17 – 18 tuổi trước. Sau đó mới tính đến tiêm cho các em nhỏ sau.

Các em càng nhỏ tuổi khi sự phát triển cơ thể chưa hoàn thiện nên thận trọng hơn trong khi tiêm. 

Theo Đời sống
Điều trị polyp rốn

Điều trị polyp rốn

Ở trẻ sơ sinh, thông thường rốn sẽ tự rụng sau 7 - 10 ngày và sau khoảng 2 tuần thì rốn khô và liền hẳn. Một số trẻ gặp tình trạng rốn rụng chưa hết, còn lại một phần niêm mạc rốn gây tiết dịch thường xuyên gọi là polyp rốn, hay còn gọi là u hạt rốn.
back to top