Ghép thận tự thân cứu bệnh nhân mất niệu quản khi tán sỏi

Bệnh viện Trung ương Huế cho biết, BV vừa thực hiện thành công ca ghép thận tự thân để cứu bệnh nhân trong quá trình tán sỏi bị biến chứng gây tổn thương mất gần hoàn toàn niệu quản.

Đó là trường hợp bệnh nhân nam 58 tuổi được chuyển tuyến từ Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cuba Đồng Hới (Quảng Bình). Bệnh nhân này được chẩn đoán tổn thương mất gần hoàn toàn niệu quản trái sau nội soi ngược dòng tán sỏi niệu quản trái đã được dẫn lưu thận trái ra da và sỏi thận phải tái phát.

Trước đó, bệnh nhân được chẩn đoán sỏi niệu quản trái và sỏi thận phải tái phát, được nội soi tán sỏi niệu quản trái tại một bệnh viện tuyến dưới. Tuy nhiên, quá trình tán sỏi đã xảy ra biến chứng gây tổn thương mất gần hoàn toàn niệu quản.

Ngay lúc xảy ra tai biến, Bệnh viện Trung ương Huế đã hỗ trợ từ xa, hướng dẫn chuyển bệnh nhân lên Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cuba Đồng Hới thực hiện ngay dẫn lưu thận ra da cùng bên, sau đó chuyển ngay trong đêm vào Bệnh viện Trung ương Huế.

Tại Bệnh viện Trung ương Huế, các bác sĩ quyết định ghép thận tự thân để giữ lại thận trái cho bệnh nhân. Ca phẫu thuật kéo dài 4 giờ đồng hồ. Sau khi được đưa ra ngoài, ghi nhận đoạn niệu quản còn lại khoảng 5cm, có sỏi ở đoạn cuối và phù nề nhiều xung quanh, có một động mạch và một tĩnh mạch. Thận trái được tưới rửa ở nhiệt độ thấp để bảo toàn chức năng cũng như tránh gây thêm tổn thương. Quả thận được ghép vào vị trí hố chậu đối bên.

Theo Bệnh viện Trung ương Huế, đây là trường hợp ghép thận tự thân thứ 2 tại miền Trung cũng như tại Bệnh viện Trung ương Huế sau ca ghép thận tự thân đầu tiên được thực hiên vào năm 2020. Thành công của ca mổ tạo tiền đề để Bệnh viện tiếp tục tiến hành ghép thận tự thân cho những bệnh nhân khác trong tương lai, cũng như hỗ trợ cho tuyến dưới giải quyết các tai biến, biến chứng của đường tiết niệu kịp thời và hiệu quả.

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top