Thủ phạm gây trào ngược dạ dày thực quản

Tình trạng trào ngược dạ dày xảy ra khi thể tích dạ dày tăng (sau khi ăn, hẹp môn vị hay trong chứng liệt dạ dày) hoặc trong tình trạng tăng tiết axit...

Các chất trong dạ dày đổ dồn về gần chỗ nối dạ dày - thực quản, thường do nằm sớm sau khi ăn; tăng áp lực trong dạ dày như có thai, béo phì, béo bụng nhiều hoặc mặc quần áo chật vùng bụng.

trao-nguoc.jpg

Mặt khác, khi cơ vòng dưới thực quản suy yếu, không đủ ngăn cách dạ dày và thực quản cũng gây ra trào ngược. Cơ vòng dưới thực quản làm nhiệm vụ lá van một chiều, mở ra khi thức ăn từ thực quản rơi xuống dạ dày và đóng lại để thức ăn không trào ngược từ dạ dày vào thực quản.

Áp lực cơ vòng dưới thực quản thay đổi theo nhịp thở, vị trí và sự vận động của cơ thể. Áp lực này lớn nhất khi ngủ và thấp nhất khi ăn. Yếu tố nội tiết cũng đóng vai trò quan trọng. Cụ thể, trong thời kỳ mang thai, sự gia tăng progesteron làm giảm trương lực cơ vòng dưới thực quản cộng thêm sự gia tăng áp lực ổ bụng đã gây nên sự nôn ở phụ nữ có thai.

Có nhiều yếu tố làm giảm áp lực cơ vòng thực quản dưới gồm: Thức ăn uống (mỡ, cà phê, sôcôla, bạc hà, rượu...); thuốc kháng chonergic, theophillin, benzodiazepin, ức chế calci, nicotin, thuốc lá, thuốc phiện...

Rối loạn nhu động thực quản khiến cho việc đẩy trở lại các chất trào ngược không hiệu quả. Ví dụ như ở bệnh nhân xơ cứng bì, lớp cơ trơn của cơ vòng dưới thực quản bị teo và xơ hóa làm mất khả năng và làm tắc nghẽn hoạt động của sóng nhu động bình thường của đoạn dưới thực quản khiến cho các chất trào ngược ở thực quản lâu hơn làm thực quản bị tổn thương.

Triệu chứng điển hình của bệnh trào ngược là ợ chua, ợ nóng. Khi có các triệu chứng này, người bệnh nên khám bác sĩ.

Theo Đời sống
Điều trị polyp rốn

Điều trị polyp rốn

Ở trẻ sơ sinh, thông thường rốn sẽ tự rụng sau 7 - 10 ngày và sau khoảng 2 tuần thì rốn khô và liền hẳn. Một số trẻ gặp tình trạng rốn rụng chưa hết, còn lại một phần niêm mạc rốn gây tiết dịch thường xuyên gọi là polyp rốn, hay còn gọi là u hạt rốn.
back to top