Đau lâm râm từ bụng có phải trào ngược?

(khoahocdoisong.vn) - Khi nuốt thấy vướng ở cổ họng kết hợp với đau lâm râm từ dưới lên thì chắc là có vấn đề vùng phía trên thực quản, có thể viêm taị chỗ, có thể viêm vùng họng và cũng có thể bị trào ngược dạ dày- thực quản.

Hỏi: Cháu năm nay 26 tuổi, nuốt nước bọt thì vướng cổ họng, đau lẩm nhẩm vọng từ dưới bụng lên, nhưng ăn uống thì không đau vướng. Xin hỏi, như vậy có phải trào ngược không?

Hồng Hoa (Bắc Ninh)

TS.BS Bùi Văn Tân.

TS.BS Bùi Văn Tân.

TS.BS Bùi Văn Tân, Chủ nhiệm Khoa Khám bệnh, Bệnh viện T.Ư Quân đội 108: Khi nuốt thấy vướng ở cổ họng kết hợp với đau lâm râm từ dưới lên thì chắc là có vấn đề vùng phía trên thực quản, có thể viêm tại chỗ, có thể viêm vùng họng và cũng có thể bị trào ngược dạ dày - thực quản. Để có thể chẩn đoán chính xác thì cần phải khám cụ thể, cần xét nghiệm máu và phải soi thực quản dạ dày. Các triệu chứng quan trọng của bệnh trào ngược dạ dày - thực quản là ợ nóng, nuốt khó, trớ. 

Cần phân biệt với nuốt khó do nguyên nhân hầu miệng là thức ăn không đến được vùng hạ họng mà trào ngược lên mũi hoặc bị lạc vào khí quản thường có kèm theo sặc. Trước bệnh nhân bị nuốt nghẹn, dù rất nhẹ hay thoáng qua, cũng phải cảnh giác một ung thư thực quản và phải làm một số thăm dò như X-quang hoặc nội soi thực quản để xác minh hoặc loại trừ nguyên nhân này.

Các triệu chứng không điển hình, thường dễ gây nhầm lẫn trong chẩn đoán với các bệnh khác như đau ngực, cảm giác cục nghẹn, ứa nước bọt trong họng, ho mạn tính, hen suyễn, khàn giọng, viêm xoang, viêm hầu họng, đắng miệng và đau họng, hôi miệng, nấc cục, ói…

Theo KH&ĐS
Những ai nên hạn chế đi bộ?

Những ai nên hạn chế đi bộ?

Mặc dù đi bộ là an toàn và phù hợp với tất cả mọi người, nhưng những người có tình trạng bệnh lý hoặc hạn chế về thể chất nhất định nên đề phòng hoặc tránh đi bộ trong một số trường hợp nhất định.
back to top