Cảnh giác với bệnh viêm não ở trẻ em

Bệnh viêm não thường khởi phát cấp tính, diễn biến nặng, tỷ lệ tử vong và di chứng cao.

Sốt, ho, mệt,... đi khám phát hiện bị viêm màng não

Theo thông tin từ Trung tâm Y tế huyện Thanh Ba (Phú Thọ), bé gái 11 tuổi (Mạn Lạn, Thanh Ba), có tiền sử khỏe mạnh. Khoảng 3 ngày trước khi vào viện, trẻ xuất hiện sốt, ho, mệt nhiều ở nhà uống thuốc nhưng không đỡ.

Sau khi nhập viện 1 ngày, trẻ xuất hiện sốt nóng từng cơn, nôn nhiều lần, đau đầu liên tục, buồn nôn, nôn khan, dấu hiệu não màng não, vạch màng não(+) , cổ cứng(+).

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Trẻ được chỉ định một số cận lâm sàng liên quan và chỉ định chọc dò dịch não tủy làm xét nghiệm. Kết quả, viêm não.

Sau 07 ngày điều trị tích cực, theo phác đồ, trẻ được xuất viện và không có biến chứng.

Theo các BS, viêm não ở trẻ nhỏ rất nguy hiểm, bệnh tiến triển rất nhanh, virut hoặc siêu virut gây bệnh tấn công não bộ có thể dẫn đến tổn thương hệ thần kinh trung ương. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, trẻ có thể mắc các di chứng ảnh hưởng đến sự phát triển, khả năng vận động và tư duy như: chậm lớn, chậm phát triển trí óc, trí nhớ kém, bị điếc, động kinh, bại não, liệt tứ chi,….

Dấu hiệu cảnh báo viêm màng não trẻ em

Để phát hiện bệnh viêm màng não, ngay khi trẻ bị sốt cha mẹ hoặc người chăm sóc cần chú ý các dấu hiệu cảnh báo bệnh:

Sốt, biếng ăn, bú giảm, hệ rối loạn tiêu hóa gây tiêu chảy hoặc nôn, ho, chảy nước mũi... là những biểu hiện ban đầu của viêm màng não trẻ em. Những dấu hiệu này rất dễ nhầm lẫn với các bệnh liên quan đến viêm nhiễm đường hô hấp thông thường, hay sốt do virus, ... Do đó, cần liên tục theo dõi nhiệt độ cơ thể của trẻ. Nếu thấy trẻ sốt cao trên 38,5 độ C thì cha mẹ nên lau mát cơ thể trẻ và cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo đúng chỉ dẫn liều lượng và cân nặng.

Các dấu hiệu cảnh báo viêm màng não trẻ em mà cha mẹ cần theo dõi sát tình trạng của trẻ như:

Co giật: toàn thân hoặc có thể ở tay, chân, mắt, miệng. Một số trường hợp trẻ có thể bị co giật đơn thuần do sốt cao, nhưng cũng có thể do rối loạn điện giải. Tuy nhiên trường hợp nào cũng cần phải theo dõi xem trẻ có bị viêm màng não không.

Rối loạn ý thức: ban đầu trẻ sẽ dễ bị kích động, sau đó trẻ có thể rơi vào tình trạng lờ đờ, ngủ li bì, hôn mê.

Trẻ có biểu hiện đau đầu, nôn, liệt mặt, liệt hoặc giảm vận động ở tay, chân, hoặc nửa người.

Lưu ý dấu hiệu viêm màng não trẻ sơ sinh ban đầu thường không rõ ràng và rất khó phân biệt với các bệnh nhiễm trùng khác, trẻ có thể bị sốt hoặc không và có kèm theo một trong các triệu chứng trên.

Phòng bệnh viêm não thế nào?

Hiện tại không có phương pháp ngăn chặn hoàn toàn bệnh viêm não, tuy nhiên chúng ta có thể hạn chế một số tác nhân thông qua vaccine, bao gồm: Vaccine Sởi – quai bị - rubella (MMR); Vaccine viêm não Nhật Bản.

Bệnh cạnh đó, cũng có những phương pháp giúp hạn chế sự lây nhiễm các tác nhân gây bệnh như:

- Cần rửa tay hàng ngày, tập cho trẻ rửa tay hàng ngày (đặc biệt là với xà phòng) trước và sau khi đi vệ sinh, cũng như trước và sau bữa ăn.

- Hạn chế sử dụng chung đồ dùng cá nhân (các dụng cụ ăn uống hàng ngày như bát, đũa, cốc...).

- Hạn chế sự phơi nhiễm với trung gian truyền bệnh (muỗi và bọ).

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top