Thủng tá tràng vì... thói quen ngậm tăm sau ăn

Dùng tăm sau khi ăn và ngậm trong miệng là thói quen của không ít người. Tuy nhiên thói quen này tưởng chừng rất bình thường mà vô cùng nguy hại thậm chí có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Ngày 19/12, Bệnh viện Đa khoa 115 Nghệ An cho biết, vừa tiến hành phẫu thuật lấy dị vật là 1 chiếc tăm tre dài 5 cm ra khỏi cơ thể bệnh nhân và xử trí tổn thương.

Theo đó, cụ ông N.N.N 71 tuổi, (Ngi Phú, TP Vinh) có biểu hiện đau bụng, khu trú vùng bụng trên. Cơn đau tăng dần, không rõ nguyên nhân được người nhà đưa đến Bệnh viện Đa khoa 115 khám.

Dị vật được phát hiện tại hành tá tràng của bệnh nhân. Ảnh BVCC

Dị vật được phát hiện tại hành tá tràng của bệnh nhân. Ảnh BVCC

Qua nội soi thực quản, dạ dày, tá tràng, các bác sĩ khoa Chuẩn đoán hình ảnh phát hiện tại hành tá tràng có hình ảnh dị vật là tăm tre, một đầu cắm vào niêm mạc. BS CKI Lô Thị Lân và các cộng sự đã tiến hành lấy dị vật là 1 chiếc tăm tre dài 5 cm ra khỏi cơ thể bệnh nhân và xử trí tổn thương, lấy mẫu bệnh phẩm làm xét nghiệm giải phẫu bệnh.

Bệnh nhân N. và rất nhiều người có thói quen xỉa răng sau khi ăn cơm rồi ngủ quên nên vô tình nuốt tăm vào bụng. Có bệnh nhân tăm đâm thủng tá tràng và lâu ngày gây nên ổ áp xe nguy hiểm. Nhiều khi tăm đâm vào ở vị trí rất khó khăn không thể gắp qua đường nội soi, buộc phải phẫu thuật.

Trước đó, Bệnh viện cũng đã phẫu thuật cấp cứu cho nhiều trường hợp nuốt dị vật tương tự như hóc xương cá, que nhỏ…Dị vật có thể đâm thủng bất kỳ vị trí nào trên đường tiêu hóa (thực quản, dạ dày, tá tràng, ruột non, đại tràng…) gây viêm, áp-xe xung quanh, viêm phúc mạc dẫn đến nhiễm trùng nặng và nguy hiểm đến tính mạng nếu không được phát hiện kịp thời.

Các bác sĩ khuyến cáo: Người dân nên hết sức cẩn thận khi sử dụng tăm hàng ngày, không ngậm tăm đặc biệt là trước khi đi ngủ để tránh dẫn đến những hậu quả đáng tiếc xảy ra.

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top