Tuần dương hạm tên lửa Cận vệ Moskva thuộc Đề án 1164 là soái hạm của Hạm đội Biển Đen.
Chiến hạm được đóng tại nhà máy đóng tàu Nikolaev và đưa vào biên chế năm 1982. Ban đầu tuần dương hạm được đặt tên là Slava.
Có nhiều thông tin mâu thuẫn từ phía Ukraine. Tư lệnh trưởng cơ quan quân sự vùng Odessa, Maxim Marchenko cho biết, tuần dương hạm bị trúng hai tên lửa chống tàu Neptun.
Theo Oleksiy Arestovych, cố vấn chủ nhiệm văn phòng tổng thống Ukraine, ngọn lửa lớn đã bùng phát trên con tàu. “Có 510 người trên tàu. Chúng tôi không thể biết chuyện gì đã xảy ra”.
Kênh truyền hình Sky News thông tin về một vụ hỏa hoạn trên Tuần dương hạm tên lửa Cận vệ Moscow. Các tàu khác của Nga đã đến để giải cứu. Theo nguồn tin, chiến hạm đang cách đảo Snake 25 hải lý phía nam Odessa.
Nguồn tin Ukraina cho rằng sau một vụ cháy và nổ kho đạn trên tàu, tuần dương hạm Moskva đã bị chìm. Nhiều khả năng tàu tuần dương Moscow bị cháy nổ là kết quả của cuộc tấn công bằng tên lửa chống hạm, do phá hoại hoặc sơ suất kỹ thuật. Thủy thủ đoàn 500 người được sơ tán khi hỏa hoạn khiến đạn dược có nguy cơ phát nổ.
TASS, dẫn nguồn Bộ Quốc phòng Nga cho biết, đám cháy trên tàu tuần dương tên lửa Cận vệ Matxcova được khoanh vùng, các vụ nổ đạn dược trên tàu đã bị ngăn chặn.
Tuần dương hạm vẫn giữ được khả năng nổi và các hệ thống tên lửa chính không bị hư hại. Thủy thủ đoàn đã được sơ tán đến các tàu khác của Hạm đội Biển Đen trong khu vực. Hải quân Nga đang thực hiện các biện pháp để kéo tàu tuần dương về cảng, Nguyên nhân vụ cháy chưa được xác định.
Matxcova là soái hạm của Hạm đội Biển Đen, chiến hạm dẫn đầu của dự án 1164 Atlant. Tuần dương hạm được đổi tên như hiện tại vào năm 1996. Trang bị vũ khí tấn công là 16 ống phóng tên lửa P-1000 Vulkan.
Việc soái hạm tàu tuần dương tên lửa Moscow gặp tai nạn hỏa hoạn đến mất sức chiến đấu cho thấy, mặc dù hạm đội Biển Đen thường xuyên huấn luyện diến tập chiến đấu, nhưng thực tế tác chiến trong điều kiện chiến trường phức tạp bộc lộ những nhược điểm trong chiến đấu của quân đội Nga.
Thất bại trong chiến tranh thông tin, sự thiếu quyết đoán và cẩn trọng, sự mất cảnh giác đã khiến quân đội Nga có rất nhiều tổn thất không đáng có.
Chiến dịch quân sự đặc biệt của quân đội Nga thực sự khiến sĩ quan chỉ huy các cấp và hệ thống điều hành, chỉ huy tác chiến Nga thấy được những điểm yếu của các lực lượng vũ trang Nga trong thực chiến.
Trong mọi trường hợp, đây là một đòn giáng mạnh vào hình ảnh quân đội Nga.