Mách các mẹ cách giúp đường tiêu hóa khỏe tránh bệnh dị ứng ở trẻ

Không chỉ dị ứng thức ăn mà các các bệnh dị ứng khác cũng liên quan đến đường tiêu hóa. Vì vậy, để phòng chữa bệnh dị ứng cần giúp đường tiêu hóa khỏe mạnh.

Thay đổi trong hệ vi sinh vật đường ruột trong thời kỳ sơ sinh và thời thơ ấu có liên quan đến các sự phát triển và khởi phát của các bệnh dị ứng.

Một số nghiên cứu cho thấy ở trẻ sơ sinh bị viêm da dị ứng có mức độ đa dạng thấp của các loại vi khuẩn trong giai đoạn sơ sinh, như BifidobacteriumBacteroides và tăng số lượng các loại vi khuẩn thuộc loài Enterobacteriaceae.

Để phòng các bệnh lý dị ứng liên quan tới hệ vi sinh đường ruột các mẹ cần chú ý:

cach-giup-duong-tieu-hoa-khoe.jpg
Mách các mẹ cách giúp đường tiêu hóa khỏe tránh bệnh dị ứng ở trẻ

Dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai: Là yếu tố ảnh hưởng đến hệ vi sinh vật của bé. Chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng của bà mẹ mang thai có thể dẫn đến việc hình thành hệ vi sinh vật đường ruột của trẻ sơ sinh không đầy đủ. 

Bên cạnh đó, những phụ nữ mang thai bị bệnh viêm ruột sẽ truyền vi khuẩn đã thay đổi cho con của họ với độ đa dạng thấp hơn so với những bà mẹ khỏe mạnh.

Thời gian mang thai cũng có thể ảnh hưởng đến sự xâm nhập của hệ vi sinh vật đường ruột. Trẻ sinh non có mức độ đa dạng vi khuẩn thấp hơn so với trẻ sinh đủ tháng và được đặc trưng bởi Lactobacillus, StreptococcusCarnobacterium trong cuộc sống sau này.

Khuyến khích sinh thường khi đủ điều kiện: Trẻ sinh thường sẽ có hệ vi sinh vật đường ruột cân bằng và khỏe mạnh; trong khi trẻ sinh mổ do không được tiếp xúc với hệ vi sinh vật từ âm đạo của mẹ nên có thể có hệ vi sinh vật đường ruột không cân bằng và kém đa dạng, cấu trúc vi sinh vật bị thay đổi.

Nuôi con bằng sữa mẹ: Sữa mẹ đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành hệ khuẩn ruột ở giai đoạn sớm sau sinh. Những trẻ được bú mẹ sẽ nhận được các chất dinh dưỡng, vi khuẩn, các protein kháng khuẩn (carbonhydrate, acid béo, và lactoferrin cùng với IgA).

Các yếu tố này ảnh hưởng đến môi trường phát triển của vi sinh vật bên trong cơ thể trẻ. Oligosaccharide, glycoconjugate và các thành phần tự nhiên trong sữa mẹ cũng có khả năng ngăn ngừa sự tấn công của các tác nhân gây bệnh ở ruột đồng thời kích thích sự phát triển của Bifidobacterium.

Các oligosaccharide trong sữa mẹ sẽ tương tác trực tiếp với với bề mặt các vi khuẩn gây bệnh, đồng thời còn có khả năng ức chế sự gắn kết các tác nhân gây bệnh và độc tố lên các thụ thể tế bào cơ thể chủ. Các thành phần khác trong sữa mẹ như interleukin-10, yếu tố tăng trưởng chuyển dạng, erythropoietin, là những chất trung gian quan trọng trong đáp ứng viêm chống lại các tác nhân vi khuẩn gây bệnh ở ruột.

Do vậy, những trẻ sơ sinh được bú sữa mẹ thường được bảo vệ khỏi các vấn đề về sức khỏe bao gồm giảm nguy cơ nhiễm trùng và bệnh lý miễn dịch như hen suyễn, các bệnh dị ứng khác, bệnh chuyển hóa (tiểu đường typ 2, béo phì). Ngược lại, trẻ bú sữa công thức thì hệ vi khuẩn đường ruột có nhiều vi khuẩn E.coli.

Chế độ ăn uống: Là một yếu tố quyết định rõ ràng nhất về sự đa dạng của hệ vi sinh vật ở người. Trẻ có chế độ dinh dưỡng không hợp lý, ăn không đa dạng, ăn quá nhiều, ăn nhiều các loại thức ăn khó tiêu hoá hay ăn kiêng quá mức thì hệ vi sinh đường ruột cũng rất dễ bị mất cân bằng.

Chế độ ăn uống góp phần vào 57% các biến thể vi khuẩn đường ruột. Hệ vi sinh vật đường ruột của con người phản ứng nhanh chóng với sự thay đổi của chế độ ăn uống. Tỷ lệ lý tưởng để đường ruột hoạt động tốt là 85% lợi khuẩn và 15% hại khuẩn, có như vậy các lợi khuẩn mới phát triển mạnh và phát huy công dụng của nó trong việc hấp thụ các chất dinh dưỡng, hỗ trợ hệ tiêu hóa và hệ thống miễn dịch.

Tuy nhiên hiện nay tỉ lệ này thực chất lại ngược lại với rất nhiều người bởi những thói quen xấu trong cuộc sống hàng ngày mà trong đó nguyên nhân không nhỏ là do ăn uống không điều độ.

Hệ vi sinh vật đường tiêu hóa, đặc biệt là các vi khuẩn có lợi đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe, giúp bảo vệ, tăng cường hệ thống miễn dịch, hỗ trợ chức năng tiêu hóa, phòng chống một số bệnh dị ứng liên quan. Bởi vậy để tăng cường sức khoẻ đường ruột cho trẻ, các mẹ cần lưu ý có chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học để tăng cường lợi khuẩn đường tiêu hóa từ giai đoạn mang thai đến giai đoạn cho con bú, và đồng hành trong suốt quá trình lớn lên của trẻ.

Theo Đời sống
Điều trị polyp rốn

Điều trị polyp rốn

Ở trẻ sơ sinh, thông thường rốn sẽ tự rụng sau 7 - 10 ngày và sau khoảng 2 tuần thì rốn khô và liền hẳn. Một số trẻ gặp tình trạng rốn rụng chưa hết, còn lại một phần niêm mạc rốn gây tiết dịch thường xuyên gọi là polyp rốn, hay còn gọi là u hạt rốn.
back to top