Người có tiền sử dị ứng hoặc bệnh nền cần lưu ý gì khi tiêm văcxin Covid-19?

(khoahocdoisong.vn) - Các chuyên gia cho rằng, trong trường hợp bệnh nhân có tiền sử dị ứng và bệnh nền, thuộc nhóm có nguy cơ dị ứng cao thì nên đi khám bác sĩ chuyên khoa dị ứng để đảm bảo an toàn khi đi tiêm.

Trong buổi Hội thảo trực tuyến: “Tư vấn về tiêm Văcxin Covid-19 cho người có tiền sử dị ứng” do Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City tổ chức, 2 chuyên gia giàu kinh nghiệm về văcxin và dị ứng - miễn dịch là TS.BS Nguyễn Văn Đĩnh (Trưởng khoa Nội chung, kiêm Trưởng đơn nguyên Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng) và ThS.BS Nguyễn Hải Hà (Trưởng Đơn nguyên văcxin) đã giải đáp các thắc mắc liên quan đến việc tiêm văcxin cho nhóm đối tượng có tiền sử dị ứng hoặc có bệnh nền.

Chuẩn bị trước khi tiêm

Theo tư vấn của các chuyên gia, những người có tiền sử dị ứng và bệnh nền nói riêng hay những người chuẩn bị tiêm văcxin nói chung đều nên có sự chuẩn bị kỹ càng trước khi tiêm, tránh tâm lý lo lắng do những thông tin không chính xác.

Những người có tiền sử dị ứng và bệnh nền nên có sự chuẩn bị kỹ càng trước khi tiêm.

Những người có tiền sử dị ứng và bệnh nền nên có sự chuẩn bị kỹ càng trước khi tiêm.

Điều quan trọng nhất là mọi người nên tìm hiểu thông tin về loại văcxin mình sẽ tiêm gồm: Liều tiêm, phác đồ tiêm, tác dụng không mong muốn và cách theo dõi sau tiêm. Bên cạnh đó, người đi tiêm cần biết về tình trạng sức khỏe của bản thân, đặc biệt là những người có bệnh lý nền.

Khi đi tiêm, người tiêm phòng cần phải kê khai thông tin tiền sử, bệnh lý, các loại thuốc đang dùng khi khám sàng lọc để bác sĩ quyết định chính xác có đủ điều kiện tiêm chủng hay không. Theo đó, người có tiền sử dị ứng hoặc bệnh nền có thể nằm trong 3 nhóm nguy cơ cao là:

● Nhóm thận trọng khi tiêm: Người có tiền sử dị ứng với các dị nguyên, những người có bệnh lý nền, bệnh mạn tính, người mất tri giác, mất năng lực hành vi, người có tiền sử giảm tiểu cầu, rối loạn đông máu, có bất thường về sự sống hay phụ nữ mang thai trên 13 tuần là nhóm đối tượng thận trọng khi tiêm.

● Nhóm không tiêm ngoài cộng đồng: Người có tiền sử phản vệ độ 3 với bất kỳ dị nguyên nào thì nên đến cơ sở y tế có đủ khả năng cấp cứu phản vệ để tiêm chủng, phụ nữ mang thai từ 13 tuần trở lên cũng nên tiêm chủng tại cơ sở có khả năng cấp cứu sản khoa.

● Nhóm chống chỉ định tiêm: Trước đây, tất cả những người bị dị ứng có phản vệ độ 2 trở lên thì chống chỉ định tiêm văcxin phòng Covid-19, nhưng hiện nay theo quyết định 3802/QĐ-BYT ban hành 10/8/2021 về việc Hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm tiêm chủng văcxin phòng Covid-19 thì tiền sử rõ ràng phản vệ với văcxin phòng Covid-19 cùng loại lần trước mới chống chỉ định tiêm.

Theo dõi sau khi tiêm

Theo khuyến cáo của các chuyên gia, người đi tiêm cần lưu lại nơi tiêm chủng ít nhất 30 phút để theo dõi các phản ứng sau tiêm vì các phản ứng phản vệ nguy hiểm đến tính mạng thường xảy ra trong khoảng thời gian này. Nếu có các dấu hiệu như phát ban trên da, tê lưỡi hoặc môi, khó thở, tím tái, đánh trống ngực… thì cần báo ngay cho nhân viên y tế để xử trí kịp thời.

Khi về nhà, người được tiêm cần tự theo dõi thêm 7 - 28 ngày. Trong 3 ngày đầu sau tiêm, nên có người cùng quan sát phản ứng sau tiêm để kịp thời thông báo cho bác sĩ. Người tiêm phòng không nên uống chất kích thích đặc biệt là rượu, bia; không chườm, đắp, bôi bất kỳ chất gì vào vị trí tiêm; đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ, uống nhiều nước, có thể bổ sung vitamin, mua sẵn thuốc hạ sốt thông thường như Paracetamol, Efferalgan, Panadol… để sử dụng nếu nhiệt độ từ 38.5 độ C trở lên.

Tuy nhiên, nếu xuất hiện các dấu hiệu gồm: Phát ban trên da; sưng, ngứa hoặc tê ở môi và lưỡi; xuất huyết dưới da; nghẹn họng, nói khó; nôn, tiêu chảy; khó thở, thở rít, tím tái; choáng, hồi hộp đánh trống ngực; chóng mặt, đau đầu dữ dội; sốt trên 39 độ C không đáp ứng thuốc hạ sốt… thì cần đến ngay cơ sở y tế hoặc liên hệ với số điện thoại hỗ trợ mà điểm tiêm chủng cung cấp

Hiểu về bản thân để chủ động, an toàn trong tiêm văcxin

Các chuyên gia cho rằng, trong trường hợp bệnh nhân có tiền sử dị ứng và bệnh nền, thuộc nhóm có nguy cơ dị ứng cao thì nên đi khám bác sĩ chuyên khoa dị ứng để đảm bảo an toàn khi đi tiêm.

ThS.BS Nguyễn Hải Hà – Trưởng Đơn nguyên văcxin, Khoa Ngoại trú nhi.

ThS.BS Nguyễn Hải Hà – Trưởng Đơn nguyên văcxin, Khoa Ngoại trú nhi.

ThS.BS Nguyễn Hải Hà cho biết: “Qua theo dõi, các phản ứng dị ứng sau tiêm cũng rất ít xảy ra, chủ yếu là phát ban trên da, hơi ngứa và sưng vị trí tiêm, một số trường hợp có thể khó thở, rất hiếm có trường hợp phản ứng nặng ảnh hưởng đến nhịp tim và huyết áp. Hiện nay, tất cả các bàn tiêm chủng, khu vực theo dõi sau tiêm đều đã chuẩn bị sẵn thuốc Adrenalin - là thuốc đầu tay cấp cứu phản vệ từ độ 2 trở lên. Các nhân viên y tế cũng đều đã được đào tạo rất kỹ về tiêm văcxin Covid-19 cũng như công tác cấp cứu phản vệ theo các hướng dẫn chi tiết của Bộ Y tế trước khi thực hiện nhằm đảm bảo cho việc tiêm văcxin được an toàn nhất”. Do đó, ngoài trường hợp có yếu tố nguy cơ cao, thì người dân có thể yên tâm tiêm chủng tại tất cả các điểm tiêm chủng.

TS.BS Nguyễn Văn Đĩnh - Trưởng Khoa nội tổng hợp – Trưởng Đơn nguyên Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

TS.BS Nguyễn Văn Đĩnh - Trưởng Khoa nội tổng hợp – Trưởng Đơn nguyên Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Về vấn đề nhiều người lo lắng và có ý muốn test dị ứng trước khi tiêm văcxin, TS.BS Nguyễn Văn Đĩnh cho biết: “Việc làm test có thể giải quyết được lo lắng của bệnh nhân, tuy nhiên chỉ những trường hợp đặc biệt như bị dị ứng với 2 nhóm thuốc trở lên, nghi ngờ dị ứng với tá dược hoặc thành phần của văcxin trước đó, tiền sử phản vệ vô căn và dị ứng với mũi 1 văcxin Covid-19 trước đó thì nên thăm khám với bác sĩ chuyên khoa dị ứng và có thể được chỉ định làm test. Những đối tượng còn lại thì không được khuyến cáo phải làm test da sàng lọc với văcxin và các tá dược của văcxin Covid-19 trước khi tiêm, vì điều này cũng không làm giảm được nguy cơ khi nguy cơ ở mức độ quần thể (nhóm nguy cơ thấp)”.

“Loại văcxin tốt nhất là loại văcxin được tiêm sớm nhất để tạo ra kháng thể”. Vì vậy, các bác sĩ đều khuyến cáo mọi người nên tiêm phòng ngay khi có thể và tuân theo những hướng dẫn trên đối với những người có tiền sử dị ứng hoặc bệnh nền gây ra những nguy cơ phản ứng sau tiêm.

Trong thời gian dịch bệnh, những người bệnh có tiền sử dị ứng có thể đặt hẹn khám Telehealth (dịch vụ chăm sóc sức khỏe từ xa) với bác sĩ miễn dịch - dị ứng lâm sàng của Vinmec Times City để vừa có thể phân tầng các nguy cơ khi tiêm văcxin. Vinmec cũng có các gói xét nghiệm cho các trường hợp đang sử dụng thuốc chống đông, trường hợp có bệnh lý đặc biệt: Bệnh lý tim mạch, tiểu đường, khớp, tiêu hóa, miễn dịch dị ứng… trước và sau khi tiêm văcxin để loại trừ giai đoạn cấp tính cho khách hàng có bệnh lý nền, đảm bảo sức khỏe ổn định để có thể tiêm chủng an toàn và đánh giá phản ứng phụ nghiêm trọng như rối loạn đông máu hay viêm cơ tim/màng ngoài tim sau khi tiêm văcxin Covid-19.

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
Bài tập yoga tăng tuần hoàn não

Bài tập yoga tăng tuần hoàn não

Hoạt động của não bộ hoàn toàn phụ thuộc vào sự nạp máu. Nếu việc nạp máu cho não bộ bị ngưng lại dù chỉ 2 phút sẽ tổn thương nghiêm trọng. Để tăng tuần hoàn não, ngoài chế độ dinh dưỡng, thuốc, tập luyện giữ vai trò quan trọng.
back to top