Hóc cọng rau ngót

Chỉ vì tước rau ngót không kỹ, lúc ăn cũng không cẩn thận nên bé trai 15 tuổi đã bị cọng rau ngót dài 5 cm đâm sâu vào họng.

Bé P.V.T (15 tuổi, Hà Nội) được người nhà đưa đến phòng khám tai mũi họng trong tình trạng vướng ở họng và ho. Người nhà nghi ngờ em bị hóc thức ăn nên đã dùng mọi cách như uống nước, ăn cam, nuốt cơm... nhưng không được.

Kết quả nội soi thấy cọng rau ngót khoảng 5 cm vướng ở hạ họng và không xuống được. Sau 5 phút, bác sĩ đã lấy được cọng rau ngót ra khỏi họng bệnh nhân.

hoc-rau-ngot1.jpg
Cọng rau ngót được lấy ra khỏi cuống họng bệnh nhân

 PGS.TS.BS Trần Văn Tuấn, Học viện Quân y 103 cho biết, hóc xương thì xương thường cắm vào đâu đó ở họng, nhưng cọng rau ngót thì không cắm được vào đâu mà có thể tụt xuống phế quản phổi, vô cùng nguy hiểm.

Vì vậy, khi tuốt rau ngót, nên chú ý vứt bỏ cọng. Khi ăn, không ăn nhanh và không nói chuyện... trong lúc ăn.

Khi bị hóc cọng rau ngót, hóc xương hoặc bất kỳ dị vật gì, nên đi khám ngay để được lấy dị vật. Tuyệt đối không nên dùng các mẹo dân gian mà lợi bất cập hại.

Theo Đời sống
Điều trị polyp rốn

Điều trị polyp rốn

Ở trẻ sơ sinh, thông thường rốn sẽ tự rụng sau 7 - 10 ngày và sau khoảng 2 tuần thì rốn khô và liền hẳn. Một số trẻ gặp tình trạng rốn rụng chưa hết, còn lại một phần niêm mạc rốn gây tiết dịch thường xuyên gọi là polyp rốn, hay còn gọi là u hạt rốn.
back to top