Dấu hiệu cơ thể "kêu cứu" khi bị thừa đường

Tình trạng ăn uống đồ ngọt không kiểm soát của rất nhiều người có thể dẫn đến việc dư thừa đường. Theo thời gian, lượng đường dư thừa trong máu, trong các cơ quan nội tạng càng nhiều thì càng gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe.

Theo tiến sĩ dinh dưỡng người Mỹ Amy Goodson, không riêng ăn nhiều muối mà ăn quá nhiều đường cũng là một thói quen xấu, gây nhiều vấn đề sức khỏe. Tiêu thụ quá nhiều đường không chỉ gây ra các tác dụng phụ ngay lập tức như mệt mỏi, cảm giác no quá mức, mà còn tăng nguy cơ phát sinh các bệnh mãn tính, bao gồm cả ung thư, tiểu đường, bệnh tim mạch, các vấn đề về hệ tiêu hóa, cũng như tăng cân và béo phì...

Theo khuyến nghị của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA), phụ nữ nên hạn chế lượng đường bổ sung hàng ngày dưới mức 100 calo (khoảng 25g hoặc 6 thìa cà phê), trong khi nam giới nên giảm xuống không quá 150 calo (khoảng 37.5g hoặc 9 thìa cà phê). Trẻ em từ 2 -18 tuổi nên giảm lượng đường bổ sung hàng ngày xuống dưới 6 thìa cà phê hoặc 24g mỗi ngày.

Dấu hiệu cơ thể "kêu cứu" khi bị thừa đường. Ảnh minh họa

Dấu hiệu cơ thể "kêu cứu" khi bị thừa đường. Ảnh minh họa

Dưới đây là một số dấu hiệu cơ thể đang bị thừa đường:

Thường xuyên thấy mệt mỏi

Khi đường huyết cao, cơ thể không thể lưu trữ và hấp thụ glucose đúng cách. Năng lượng được sử dụng không hiệu quả, và các tế bào cơ thể không nhận được nhiên liệu cần thiết. Điều này đã khiến cho cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi mà không có lý do.

Mắt bị mờ

Cơ thể dư nhiều đường cũng sẽ dẫn tới tình trạng mờ mắt. Đây là kết quả của một hiệu ứng khử nước do đường huyết cao, ngoài ra nó cũng ảnh hưởng đến các tế bào của mắt.

Chậm lành vết thương và vết cắt

Những người lượng đường trong máu dư thừa nếu chẳng may bị vết thương thì rất lâu lành trở lại. Điều này dẫn đến tình trạng tuần hoàn máu xấu đi, đặc biệt là ở chân tay, và thiếu dinh dưỡng của các mô.

Đi tiểu thường xuyên

Nếu lượng đường trong máu quá cao sẽ khiến cho thận phải làm việc quá sức không thể tái hấp thu chất lỏng. Chính điều này dẫn tới việc cơ thể luôn luôn cố gắng phải cân bằng nồng độ glucose trong máu và trong các tế bào, hòa tan máu với dịch nội bào, do đó làm tăng nồng độ glucose bình thường. Điều này dẫn đến đi tiểu thường xuyên.

Khô miệng, khát nước quá mức

Khô miệng và khát nước là phản ứng của tình trạng mất nước nghiêm trọng. Vùng dưới đồi, nơi đánh giá mức độ mất nước và gây khát, sẽ gửi một tín hiệu tương ứng đến não. Đây là một trong những dấu hiệu đường trong máu cao.

Giảm nhu cầu sinh lý

Khó khăn trong việc duy trì sự cương cứng cũng có thể xảy ra ở những người đường huyết cao. Sự cương dương đòi hỏi các dây thần kinh khỏe mạnh, lưu lượng máu tốt và sự cân bằng hormone. Lượng đường dư thừa trong máu có thể ảnh hưởng xấu đến hệ thống này.

Dễ cáu gắt

Theo nghiên cứu, những người có lượng đường trong máu cao thường lo lắng, cáu kỉnh và có xu hướng trầm cảm. Bộ não phụ thuộc vào nguồn cung cấp glucose cân bằng, sự tăng vọt lượng đường trong máu ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của nó. Kết quả là tâm trạng có thể thay đổi đột ngột theo hướng tồi tệ. Đường cũng ảnh hưởng đến sự hấp thụ crom, chất liên quan đến tâm trạng. Khoáng chất này cần thiết để duy trì lượng đường trong máu ổn định, bởi insulin không thể hoạt động bình thường nếu thiếu nó.

Luôn thèm ăn

Lượng đường trong máu cao ngăn cản glucose xâm nhập tế bào, kết quả là cơ thể không nhận được năng lượng và đòi ăn hết lần này đến lần khác. Điều này tạo ra một vòng luẩn quẩn: Bạn luôn thèm ăn - ăn nhiều - đường máu cao - luôn thèm ăn...

Theo Đời sống
Ai không nên ăn chôm chôm?

Ai không nên ăn chôm chôm?

Chôm chôm là trái cây nhiệt đới thơm ngon, chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, một số người được khuyến cáo hạn chế hoặc không nên ăn chôm chôm vì có thể đe dọa sức khỏe.
back to top