Ai không nên ăn chôm chôm?

Chôm chôm là trái cây nhiệt đới thơm ngon, chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, một số người được khuyến cáo hạn chế hoặc không nên ăn chôm chôm vì có thể đe dọa sức khỏe.

Theo Health, chôm chôm chứa một số chất dinh dưỡng, bao gồm chất xơ, vitamin và khoáng chất, đặc biệt giàu đồng, mangan và niacin.

Mangan là khoáng chất liên quan chức năng miễn dịch, hệ thần kinh và chuyển hóa năng lượng. Trong khi đó, đồng cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển, tổng hợp chất dẫn truyền thần kinh, hình thành hồng cầu, sản xuất năng lượng và chuyển hóa sắt. Niacin, thường được gọi là vitamin B3, là vitamin B cần thiết cho nhiều quá trình quan trọng.

Chôm chôm mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ nếu biết sử dụng đúng cách. Ảnh minh hoạ/ Nguồn: Internet

Chôm chôm mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ nếu biết sử dụng đúng cách. Ảnh minh hoạ/ Nguồn: Internet

Tốt cho hệ tiêu hóa: Trong quả chôm chôm giàu chất xơ hoà tan và chất xơ không hòa tan. Chất xơ không hòa tan ngăn ngừa nguy cơ táo bón, chất xơ hoà tan cung cấp thức ăn cho các lợi khuẩn trong đường ruột.

Hỗ trợ chống nhiễm trùng: Bởi chôm chôm là loại trái cây giàu vitamin C nên nó thúc đẩy sản xuất các tế bào bạch cầu giúp cơ thể chống nhiễm trùng.

Bổ sung khoáng chất cho cơ thể: Quả chôm chôm chứa đồng, mangan, phốt pho, kali, magie, sắt, kẽm. Ăn chôm chôm giúp cơ thể luôn được bổ sung khoáng chất cần thiết mỗi ngày.

Hỗ trợ quản lý cân nặng: loại trái cây này cũng chứa nhiều chất xơ và nước giúp bạn no lâu hơn, giảm lượng calo nạp vào cơ thể, từ đó kiểm soát cân nặng hiệu quả. Việc duy trì cân nặng là yếu tố rất quan trọng giảm biến chứng bệnh tiểu đường. Bởi, nó giúp cải thiện độ nhạy insulin và kiểm soát lượng đường trong máu.

Tăng cường hệ thống miễn dịch: chôm chôm giàu vitamin C, có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng và các biến chứng khác, hỗ trợ sức khỏe tổng thể và tinh thần cho bệnh nhân tiểu đường.

Loại bỏ độc tố trong thận: các chất thải và độc tố trong thận có thể được loại bỏ dễ dàng nhờ vào lượng phốt pho dồi dào trong quả chôm chôm. Chất phốt pho này cũng rất cần thiết cho việc sửa chữa, bảo trì và kích thích các mô tế bào trong cơ thể phát triển. Không chỉ vậy, hàm lượng canxi rất đáng kể trong quả chôm chôm kết hợp với phốt pho còn giúp củng cố răng và xương thêm chắc khỏe.

Ai không nên ăn chôm chôm?

Người có cholesterol cao

Nguyên nhân là nạp quá nhiều đường có thể dẫn đến việc tăng cholesterol trong cơ thể. Đặc biệt, người có mức độ LDL cholesterol cao. Việc nạp quá nhiều đường, kể cả đường trái cây, vẫn có thể dẫn đến đến chất béo tích tụ ở thành động mạch và gây tắc nghẽn.

Ngoài ra, tác hại của chôm chôm đối với người có cholesterol cao còn đến từ lượng cồn trong nó. Lượng đường có trong chôm chôm quá chín khả năng cao chuyển hoa thành cồn. Điều này có thể tăng cholesterol trong máu và dẫn đến các vấn đề về tim.

Người mắc bệnh tiểu đường

Đương nhiên người bị tiểu đường cần tránh những loại hoa quả có lượng đường cao nếu không sẽ làm tăng đường huyết, khiến bệnh tình càng trở nên nghiêm trọng. Trong khi đó chôm chôm lại có vị ngọt cao, nhiều đường, vô cùng nguy hiểm cho người mắc bệnh tiểu đường.

Người nhiệt miệng, mụn nhọt, rôm sảy

Chôm chôm chứa nhiều đường nên ăn nhiều chôm chôm sẽ gây nhiệt cho cơ thể, nổi mụn nhọt, rôm sảy.

Người đầy bụng, khó tiêu

Ăn nhiều chôm chôm còn mang lại nhiều ảnh hưởng tiêu cực cho hệ tiêu hóa, gây ra các triệu chứng khó tiêu.

Phụ nữ mang thai

Với chỉ số đường huyết ở mức trung bình, chôm chôm có thể mang đến rủi ro tiểu đường thai kỳ. Nghiên cứu cho rằng thực phẩm có chỉ số đường huyết cao gây ra khuyết tật bẩm sinh. Do đó, phụ nữ mang thai nên thận trọng khi ăn chôm chôm.

Tốt nhất, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về số lượng chôm chôm phù hợp với tình trạng đường huyết và sức khỏe của mình.

Lưu ý khi ăn chôm chôm

Mặc dù có rất nhiều chất dinh dưỡng có trong quả chôm chôm, nhưng bạn cũng nên cân nhắc kỹ trước khi ăn. Một người bình thường khỏe mạnh, chỉ nên ăn khoảng 400 đến 500 g. Nên ăn sau bữa ăn khoảng 30 phút và tránh ăn vào ngày nắng nóng.

Theo Đời sống
Mướp đắng rất tốt nhưng ai không nên ăn?

Mướp đắng rất tốt nhưng ai không nên ăn?

Không chỉ tạo nên các món ăn ngon, mướp đắng còn giúp cải thiện chức năng tim mạch, hỗ trợ điều trị tiểu đường, giúp giảm cholesterol máu. Tuy nhiên vẫn có một số người có thể gặp vấn đề khi sử dụng loại quả này.
back to top