Cách phân biệt bột sắn dây ta chữa bệnh với các bột sắn dây khác

Bột sắn dây không chỉ giúp cơ thể hạ nhiệt, tốt cho tim mạch huyết áp, tiểu đường mà còn có tác dụng làm đẹp và chữa nhiều bệnh...

Phòng chống ung thư, tốt cho cả tim và não...

Theo tây y, bột sắn dây thường dùng để pha trực tiếp với nước hoặc kết hợp với một vài vị thuốc đông y giúp cho cơ thể hạ nhiệt, cải thiện lưu lượng tuần hoàn não và động mạch vành tim, làm giảm đường huyết và điều hòa rối loạn lipid máu, hạ huyết áp và chống loạn nhịp tim, ức chế ngưng tập tiểu cầu, giải độc và bảo hộ tế bào gan, chống ôxy hóa, lão hóa và ung thư, dự phòng tích cực tình trạng nhiễm virut đường hô hấp, nâng cao năng lực chịu đựng của cơ thể trong tình trạng thiếu oxy, tăng cường khả năng ghi nhớ...

Không chỉ vậy, bột sắn dây hiện nay còn được rất nhiều chị em sử dụng để làm đẹp với một làn da trắng trẻo và mịn màng.

Theo đông y, bột sắn dây vị ngọt, tính mát, vào được các kinh tỳ, vị và phế, có công dụng tán nhiệt, tuyên độc, giải biểu, thấu chẩn, sinh tân dịch, chỉ tả, giải co giật, chỉ khát, giải độc rượu, thoái nhiệt, giải cơ và thăng đề vị khí, thường được dùng để chữa sỏi thời kỳ đầu, chứng biểu nhiệt, gáy đau vai cứng, đau trước trán, tà ở kinh dương minh, lưng sau cứng đau…

Một số cách dùng cụ thể :

- Đau bụng đi ngoài giống kiết lỵ: dùng bột sắn dây hòa vào nước cùng với một chút đường để uống.

- Chữa cảm, nôn, đau đầu ở trẻ nhỏ do bị cảm, gió: nấu chín bột sắn dây cùng gạo tẻ thành cháo, thêm gừng giã nát, cho trẻ ăn từ 3 - 5 ngày.

- Chống ngứa do mồ hôi gây nên: 5g bột sắn dây, 5g thiên hoa phấn, 20g hoạt thạch. Trộn đều hỗn hợp rồi rắc lên những vùng bị ngứa.

- Vùng ngực và bụng cảm thấy nóng cồn cào, khát nước: lấy 120g sắn dây trộn đều với 15g gạo tẻ nấu thành cháo, ăn từ 3 - 5 ngày.

- Chữa kiết lỵ do nhiệt: để chữa các triệu chứng như đau bụng, nóng rát vùng hậu môn, phải rặn khi đại tiện, pha bột sắn dây với nước và đường, sau đó nấu chín đặc và chia ăn 2 - 3 lần trong ngày.

- Chữa viêm họng: bột sắn dây giúp cơ thể kháng viêm và ức chế một số vi khuẩn có hại. Vì thế, nếu bị viêm họng, bạn có thể lấy từ 10-15g bột pha nước nóng để uống, sau vài ngày triệu chứng viêm họng sẽ chấm dứt hoàn toàn.

- Chữa ngộ độc rượu: hòa tan bột sắn dây với một chút đường có thể thêm nước cốt chanh. Có thể sử dụng muối thay cho đường để làm tăng hiệu quả của phương pháp này.

- Chống ngứa do mồ hôi: trộn đều bột sắn dây 5g, hoạt thạch 20g, thiên hoa phấn 5g sau đó rắc lên những nơi ẩm ngứa.

- Cảm nắng, nhức đầu, sốt nóng: lấy khoảng 12g bột sắn dây hòa vào nước cùng với một chút đường để uống.

Bột sắn dây có tác dụng chữa nhiều bệnh - ảnh minh họa

Bột sắn dây có tác dụng chữa nhiều bệnh - ảnh minh họa

Cách chọn bột sắn dây chuẩn để chữa bệnh

Hiện nay, có nhiều loại sắn dây được trồng ở nước ta nhưng chủ yếu là 3 loại :

- Sắn dây ta (giống của Việt Nam), lá to, ngọn to, cần nhiều diện tích leo, năng suất thấp.

- Sắn dây giống Ấn Độ, lá nhỏ, ngọn nhỏ hơn sắn dây ta, bằng 1/2 sắn dây ta, nếu không nhìn kỹ, không thể phân biệt được, năng suất cao hơn gấp đôi. Đây là loại sắn dây được trồng phổ biến ở các vùng Hải Dương, Thái Bình, Hưng Yên và các vùng trung du đồi núi, đây là loại sắn cao sản.

- Sắn dây giống Trung Quốc, lá rách giống chân vịt, dây nhỏ...đặc biệt dễ trồng, không cần nhiều diện tích, năng suất cao hai loại trên, nhiều bột...đây là loại sắn cao sản. Trong đó, bột sắn dây ta là thứ tốt nhất, nhưng trồng tốn diện tích và năng suất thấp nên giá thành cũng cao nhất. Bột sắn dây ta phân biệt khác với sắn Ấn Độ mà hiện này được bán trên thị trường cùng với giống của Trung Quốc.

Cây sắn dây ta của Việt Nam - Ảnh BSCC

Cây sắn dây ta của Việt Nam - Ảnh BSCC

Để chọn được bột sắn dây ta, bằng mắt thường có thể thấy sản phẩm có màu trắng tinh như ngà, cho viên nhỏ vào lưỡi ngậm thì tan hết, có cảm giác mát lạnh (phản ứng thu nhiệt). Các mảnh vỡ của tinh bột sắc cạnh, mùi thơm đặc trưng của tinh bột sắn. Khi pha với nước lạnh, uống hết mà trong cốc mà không còn lại vẩn, bụi...

Còn bột sắn Trung Quốc, Ấn Độ và bột sắn bị pha trộn với các loại bột khác, thì các mảnh vỡ không sắc cạnh, trông giống viên sỏi cuội, thường được ướp mùi hương bưởi. Bột sắn ta chuẩn thì không có mùi hương bưởi ! Tốt nhất là nên tìm mua ở các cơ sở có uy tín, đủ giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và chất lượng sản phẩm của cơ quan chức năng.

Thêm nữa, cũng cần phải phân biệt bột sắn dây ta nguyên chất với bột sắn dây giả. Hiện nay, có hai loại bột sắn dây được bày bán là bột sắn dây ta và bột sắn dây Trung Quốc. Bột sắn dây của tàu thường cho lượng bột nhiều hơn nhưng tác dụng giải nhiệt, chữa bệnh thua kém bột sắn dây của ta rất nhiều. Không những vậy, nhiều người bán còn vì lợi nhuận mà trộn bột sắn thông thường vào bột sắn dây và bán với giá khá đắt. Nên chú ý phân biệt bằng cách sau :

Bột sắn dây thật sẽ có hạt to, màu trắng tinh khiết tự nhiên, không dính màu lạ và có mùi thơm đặc trưng của củ sắn dây. Bột hoàn toàn khô, không bị ẩm, khi cắn thử thấy có vị giòn, tan nhanh trong miệng và cảm nhận được độ mát nơi đầu lưỡi. Sau khi tan, bạn sẽ nhận thấy bột sắn dây rất mịn, hoàn toàn không có bất kì hạt sạn nào.

Còn bột sắn dây kém chất lượng sẽ có hạt nhỏ, viên bột không sắc cạnh, bột có lẫn nhiều tạp chất, không có màu trắng tự nhiên, không có mùi thơm, xuất hiện mùi lạ khá nặng. Khi cắn thử cảm nhận được bột mềm không có độ giòn. Bên cạnh đó, một số cơ sở sẽ tẩm ướp hoa bưởi vào để có thể át đi mùi khác không phải là mùi thơm của củ sắn dây thật.

Không những vậy, những loại bột sắn dây có mùi hoa bưởi rất dễ bị mốc. Bột sắn thường là tinh bột của củ sắn hay còn gọi là củ khoai mì, một loại bột thường được dùng khá nhiều trong làm bánh cũng như trong các món soup, món chè, bánh canh hoặc thêm vào thành phần của một số loại xốt của các món ăn. Bột sắn dây là tinh bột của củ sắn dây, một loại sắn có thân leo chứ không phải là cây sắn (khoai mì) có thân cứng như bột sắn (bột năng).

ThS.BS Hoàng Khánh Toàn (Nguyên chủ nhiệm Khoa Đông Y, Bệnh viện TƯQĐ 108)

Theo Đời sống
Mướp đắng rất tốt nhưng ai không nên ăn?

Mướp đắng rất tốt nhưng ai không nên ăn?

Không chỉ tạo nên các món ăn ngon, mướp đắng còn giúp cải thiện chức năng tim mạch, hỗ trợ điều trị tiểu đường, giúp giảm cholesterol máu. Tuy nhiên vẫn có một số người có thể gặp vấn đề khi sử dụng loại quả này.
back to top