Loại củ gia vị được xem là "khắc tinh" của ung thư, bảo vệ dạ dày

Củ riềng là gia vị vô cùng quen thuộc trong ẩm thực người Việt và mang lại nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe.

Củ riềng có vị cay thơm, tính ấm vào hai kinh tỳ và vị, tác dụng ôn trung, giảm đau, tiêu thức ăn, chữa đau bụng do lạnh, phong thấp, sốt rét, hắc lào, lang ben.

Theo nghiên cứu hiện đại, thành phần hóa học của riềng khoảng 1% tinh dầu, mùi thơm long não, chủ yếu có xineola và metylxinnamat. Ngoài ra, nó còn có chất dầu vị cay gọi là galangola được dùng để làm thuốc kích thích tiêu hóa, chữa đầy hơi.

Loại củ gia vị được xem là "khắc tinh" của ung thư, bảo vệ dạ dày. Ảnh minh họa

Loại củ gia vị được xem là "khắc tinh" của ung thư, bảo vệ dạ dày. Ảnh minh họa

Dưới đây là một số tác dụng tuyệt vời của củ riềng đối với sức khỏe, ít ai biết:

Phòng ngừa ung thư

Do củ riềng có đặc tính chống oxy hóa và chống viêm nên loại thảo dược này có tác dụng hỗ trợ giảm các thiệt hại DNA tạo ra bởi các gốc tự do và các một vài yếu tố độc hại khác. Một loại flavonoid hay được gọi là galanin có chứa trong củ riềng đóng vai trò trung tâm trong việc ngăn ngừa sự tấn công của ung thư vì giúp điều chỉnh các hoạt động của enzyme và phá hủy được độc tính gen.

Loại củ này có khả năng ngăn ngừa được tới 7 bệnh ung thư gồm: Ung thư dạ dày, ung thư tuyến tụy, ung thư ruột kết, ung thư vú, bạch cầu, ung thư gan và ung thư đường mật.

Tăng cường tuần hoàn máu

Củ riềng giúp loại bỏ chất độc và cải thiện tuần hoàn máu. Khả năng chống oxy hóa của củ riềng ngăn được các gốc tự do gây nên các tổn thương cho da và khả năng duy trì độ mềm của da.

Củ riềng cũng thúc đẩy tăng trưởng tóc khá tốt do giúp tăng cường sự tuần hoàn máu. Với những người có tóc mỏng, nước củ riềng kết hợp cùng với dầu jojoba sẽ tạo thành một hỗn hợp kích mọc tóc hiệu quả.

Chống oxy hóa

Củ riềng là một nguồn giàu chất chống oxy hóa giúp bảo vệ tế bào của cơ thể khỏi các gốc tự do gây hại và chống lại bệnh tật. Một nghiên cứu năm 2019 cho thấy chiết xuất methanol của củ riềng có hoạt tính chống oxy hóa mạnh.

Hơn nữa, củ riềng còn rất giàu polyphenol - một nhóm chất chống oxy hóa có thể cải thiện trí nhớ, giảm lượng đường trong máu, mức cholesterol LDL (có hại).Từ đó bảo vệ cơ thể chống suy giảm tinh thần, tiểu đường loại 2 và bệnh tim.

Tăng cường hệ tiêu hóa

Củ riềng rất giàu chất xơ và chất phytochemical giúp cải thiện hệ tiêu hóa. Bên cạnh đó, củ riềng còn có khả năng giảm chứng chán ăn, buồn nôn và đau bụng. Ngoài ra, nhờ đặc tính kháng khuẩn nên củ riềng rất có lợi để trị đầy hơi và tiêu chảy.

Cải thiện sức khỏe tim mạch

Củ riềng giúp cải thiện sức khỏe tim mạch bằng cách giảm các cơn co thắt tim và điều hòa lưu lượng máu. Thêm vào đó, củ riềng còn hỗ trợ điều trị chứng đột quỵ và các bệnh liên quan đến tim.

Giảm lipid và cholesterol trong máu

Các flavonoid như kaempferol, quercetin và galanin có trong củ riềng giúp giảm hàm lượng cholesterol cũng như mức lipid trong máu. Ngoài ra, chiết xuất của củ riềng có thể chống lại quá trình tổng hợp axit béo.

Đối phó với căn bệnh trầm cảm

Trong củ riềng chứa dưỡng chất thực vật giúp cơ thể ngăn chặn được hoạt động TNF-alpha, qua đó giúp đối phó bệnh trầm cảm.

Cải thiện khả năng sinh sản ở nam giới

Trong một nghiên cứu trên động vật nhận thấy sử dụng chiết xuất củ riềng có thể làm tăng tỷ lệ, khả năng sống sót, vận động của tinh trùng và hormone testosterone. Điều này cho thấy riềng có tiềm năng trong việc tăng cường các thông số sức khỏe của tinh trùng và khả năng sinh sản ở nam giới.

Hơn nữa, một nghiên cứu năm 2014 trên nam giới có chất lượng tinh trùng thấp nhận thấy bổ sung chiết xuất củ riềng, quả lựu giúp kích thích sinh tinh và tăng khả năng vận động của tinh trùng lên 62%.

Hạn chế lão hóa da

Trong một nghiên cứu được công bố trên Costerics and Toilettries, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng chiết xuất của riềng giúp làm tăng sản sinh axit hyaluronic, một chất có tác dụng dưỡng ẩm, hạn chế nếp nhăn.

Kết quả là những người tham gia nghiên cứu có sự thay đổi rõ rệt như da tăng độ đàn hồi và trở nên rạng rỡ hơn.

Ngoài ra thì chiết xuất riềng cũng giúp làm giảm các bệnh về da như chàm, bỏng ngứa và nấm.

Theo Đời sống
Ai nên hạn chế ăn bánh Trung thu?

Ai nên hạn chế ăn bánh Trung thu?

Tết Trung thu đang đến gần, bánh Trung thu là thứ không thể thiếu trong mỗi gia đình vào dịp này. Bánh Trung thu ngon miệng, hấp dẫn nhưng không phải ai cũng thích hợp để ăn.
back to top