Mướp đắng là thực phẩm giàu vitamin A, dùng để phòng chống sốt xuất huyết, bảo vệ màng tế bào, chống xơ vữa động mạch, nâng cao sức đề kháng, chống cảm lạnh,...
Ngoài ra, chất glycoside trong mướp đắng còn có tác dụng hạ đường huyết, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường. Theo đông y, mướp đắng có vị đắng, tính mát, thanh nhiệt, giải độc, nhuận phế, bổ thận,...
Mướp đắng có nhiều tác dụng tốt nhưng ai không nên ăn?. Ảnh minh họa |
Dưới đây là một số nhóm người không nên ăn mướp đắng để tránh gây hại sức khỏe:
Những người bị suy nhược cơ thể
Cơ thể chúng ta có thể cảm thấy đặc biệt yếu sau khi nhịn ăn kéo dài, sau phẫu thuật hoặc mất một lượng máu lớn. Nên tránh ăn mướp đắng trong những tình huống này vì nó có thể làm giảm lượng đường trong máu và khiến bạn cảm thấy chóng mặt hoặc ngất xỉu.
Nếu bạn thuộc bất kỳ nhóm nào trong số này, hãy nói chuyện với bác sĩ và làm theo lời khuyên của họ trước khi thêm mướp đắng vào chế độ ăn uống.
Người huyết áp thấp
Người bị bệnh huyết áp thấp hoặc từng có tiền sử huyết áp thấp thì không nên ăn nhiều mướp đắng. Nguyên nhân, công dụng của mướp đắng là giảm huyết áp và hạ đường trong máu, điều này sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của những người mắc bệnh huyết áp thấp.
Nếu lỡ ăn nhiều mướp đắng, người bệnh có thể bị huyết áp thấp hơn, gây hạ đường huyết, đau đầu, hoa mắt và chóng mặt vô cùng nguy hiểm.
Phụ nữ không nên ăn mướp đắng trong thời kỳ kinh nguyệt
Mướp đắng là một loại thực phẩm có vị đắng tính lạnh. Nếu phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt ăn quá nhiều mướp đắng sẽ khiến khí huyết đông lại, từ đó gây ra hoặc làm nặng thêm tình trạng đau bụng kinh.
Các bà mẹ đang mang thai
Nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy, mướp đắng có thể gây co thắt tử cung, xuất huyết và làm hư thai, dẫn đến sinh non. Đồng thời mướp đắng có khả năng gây đột biến gen. Vì thế, phụ nữ có thai không nên sử dụng mướp đắng nhất là khi mang thai ở giai đoạn đầu.
Phụ nữ đang cho con bú cũng không nên ăn mướp đắng vì trong loại quả này có một số thành phần mang độc tính nhẹ có thể được truyền qua sữa mẹ.
Độc tính này không gây ảnh hưởng ở người lớn, nhưng lại có vấn đề với trẻ em vì vậy rất cần thận trọng khi sử dụng.
Người có bệnh về đường tiêu hoá
Ăn mướp đắng với số lượng lớn có thể gây tiêu chảy hoặc các vấn đề về đường tiêu hoá khác. Nghiên cứu trên động vật cho thấy, enzym ở gan tăng cao sau khi dùng mướp đắng bởi các chất trong mướp đắng có thể thay đổi tế bào gan.
Người bị bệnh thiếu men (enzyme) G6PD
Bệnh thiếu men là bệnh di truyền phổ biến do cơ thể không đủ men glucose-6-phosphate giúp tế bào hồng cầu hoạt động bình thường.
Người bệnh thiếu men sau khi ăn mướp đắng sẽ xuất hiện các triệu chứng thiếu máu, đau đầu, sốt, đau dạ dày, thậm chí bị hôn mê hơn. Đặc biệt, độc tố vicine trong mướp đắng có khả năng gây ngộ độc tầm đậu (favism), một hội chứng cấp tính gây ra triệu chứng nhức đầu, đau thắt bụng và hôn mê.
Người có bệnh gan thận
Chất xơ trong mướp đắng làm cho nó khó tiêu, có thể còn gây đầy hơi nên người bị bệnh lý về gan và thận cần tránh ăn loại quả này. Đối với người bệnh thiếu men G6PD (loại men đóng vai trò trong chuyển hóa hồng cầu) cũng nên tránh không sử dụng mướp đắng.