Bệnh nhân ung thư cần biết lựa chọn thực phẩm phù hợp nhằm cung cấp đủ dưỡng chất và hỗ trợ giảm thiểu các tác dụng phụ khi trị liệu.
Thành phần dinh dưỡng cần thiết cho bệnh nhân hóa trị ung thư
Người bệnh cần tư vấn bác sĩ, xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học, đảm bảo cân bằng giữa các nhóm chất sau:
Protein: Cơ thể cần Protein để sửa chữa và duy trì mô cơ, đồng thời tăng cường hệ miễn dịch. Vậy, bệnh nhân hóa trị nên ăn gì hay người đang hóa trị nên ăn gì để cung cấp đủ Protein cho quá trình điều trị? Để tổng hợp Protein hiệu quả, người bệnh nên bổ sung đạm từ cả động vật và thực vật như cá, thịt nạc, trứng, quả hạnh, đậu lăng…
Carbohydrate: Đây là nguồn năng lượng chính của cơ thể, đồng thời cung cấp Glucose cho não bộ và cơ bắp. Nguồn carbohydrate tốt mà người bệnh nên tiêu thụ là trái cây, khoai tây, cà rốt, đậu, yến mạch, ngũ cốc nguyên hạt…
Chất béo: Chất béo không bão hòa giúp người bệnh dự trữ năng lượng, cách nhiệt các mô, vận chuyển một số vitamin qua máu. Ngoài ra, chế độ ăn nhiều chất béo không bão hòa cũng giúp cải thiện chức năng não bộ và giảm nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch. Người bệnh nên tiêu thụ các thực phẩm giàu chất béo tốt như sữa chua, bơ, hạt hướng dương, hạt bí, dầu ô liu, dầu hạt lanh…
Chất xơ: Khi hóa trị, người bệnh thường bị táo bón, khó tiêu do tác dụng phụ của các loại thuốc cùng với chế độ sinh hoạt thiếu vận động. Lúc này nạp một lượng chất xơ phù hợp giúp người bệnh cải thiện hệ tiêu hóa, giảm nguy cơ táo bón và hỗ trợ duy trì sự ổn định của đường huyết. Các thực phẩm giàu chất xơ như đậu lăng, đậu tây, yến mạch, lúa mạch, hạt lanh, quả mọng, các loại hạt và hạt giống… là lựa chọn phù hợp cho những người đang lo lắng về vấn đề người hóa trị nên ăn gì.
Vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa: Bổ sung đủ vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa thông qua thực phẩm sẽ giúp người bệnh ngăn ngừa vi khuẩn, tăng cường hệ miễn dịch và giảm các tác dụng phụ của liệu pháp. Người bệnh có thể thêm rau cải xoăn, cải bắp, quả dâu, quả mâm xôi, hạt hướng dương, hạt hạnh nhân, cá hồi, cà chua… vào thực đơn dinh dưỡng của mình.
Uống nhiều nước: Duy trì đủ nước cho cơ thể trong khoảng thời gian hóa trị giúp giảm các tác dụng phụ như mệt mỏi, buồn nôn, khô miệng, khó nuốt, táo bón… Người bệnh nên giữ thói quen uống đủ 6-8 ly nước mỗi ngày.
Bác sĩ chỉ rõ bệnh nhân hóa trị nên ăn gì, kiêng gì? - Ảnh minh họa |
Người hóa trị ung thư nên kiêng ăn gì?
Tùy vào từng loại ung thư, giai đoạn điều trị, các tác dụng phụ cùng những yếu tố đặc biệt khác mà người bệnh nên kiêng một số loại thực phẩm nhất định để bảo vệ sức khỏe và nâng cao hiệu quả điều trị.
Thực phẩm chế biến sẵn: Thực phẩm chế biến sẵn thường chứa nhiều chất bảo quản, đường, muối, chất béo bão hòa và cholesterol; hơn nữa chúng thường chứa ít dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể. Điều này dẫn đến tăng cân, nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, suy yếu hệ miễn dịch, tăng nguy cơ tái phát ung thư. Do đó người bệnh nên hạn chế các thực phẩm chế biến sẵn như gà rán, thịt hộp, bánh kẹo, xúc xích…
Thực phẩm cay nóng: Ăn quá nhiều thực phẩm cay nóng có thể gây kích ứng cho hệ tiêu hóa dẫn đến nôn mửa, loét miệng, viêm loét dạ dày, tiêu chảy… Vì vậy người bệnh nên tránh đồ ăn cay nóng như lẩu cay, gà nướng muối ớt, bánh tráng cay, mực sốt mù tạt…
Đồ ăn, thức uống nhiều axit: Để tránh suy giảm hệ miễn dịch và các vấn đề về tiêu hóa, người bệnh nên tránh một số loại đồ ăn, thức uống nhiều axit béo không no như thịt đỏ, thức ăn nhiều dầu mỡ, cà phê…
Đồ ăn cứng, giòn: Trong quá trình điều trị ung thư, hệ thống miễn dịch của người bệnh thường rất yếu. Do đó tiêu thụ quá nhiều các loại thực phẩm cứng, giòn có khả năng gây tổn thương cho các cơ quan trên cơ thể, đồng thời tạo điều kiện cho sự phát triển của vi khuẩn, nấm hoặc virus gây bệnh. Một số thực phẩm cứng, giòn người bệnh nên tránh là bánh quy, snack hạt, khoai tây chiên…
Bác sĩ chỉ rõ bệnh nhân hóa trị nên ăn gì, kiêng gì? - Ảnh minh họa |
Trước khi hóa trị nên ăn gì?
Trước khi hóa trị, người bệnh nên thực hiện một chế độ ăn uống khoa học và cố gắng duy trì cân nặng hợp lý. Chế độ dinh dưỡng phù hợp trước khi hóa trị giúp người bệnh giảm nguy cơ nhiễm trùng, giảm tác dụng phụ và đảm bảo sức khỏe tổng thể. Một số món ăn tốt cho người bệnh trong giai đoạn này bao gồm:
- Sữa chua nguyên chất và trái cây
- Trái cây tươi và phô mai
- Trứng luộc và bánh mì nướng
- Bánh mì nướng và bơ đậu phộng
- Ngũ cốc và sữa
- Cơm gà và bánh mặn
Sau khi hóa trị nên ăn gì?
Sau hóa trị, người bệnh cần lượng lớn dưỡng chất thiết yếu để giúp duy trì cân nặng, tăng cường hệ miễn dịch và giảm nguy cơ tái phát bệnh. Do vậy, người bệnh nên bổ sung các thực phẩm giàu dinh dưỡng như các loại rau, trái cây nhiều màu sắc; thực phẩm giàu chất xơ; thức ăn có hàm lượng Protein cao; thực phẩm giàu vitamin và chất chống oxy hóa.
BS Đinh Minh Trí (Đại học Y dược TP HCM)