Loại nấm xù xì giống bờm sư tử, ẩn chứa vô vàn lợi ích sức khỏe

Nấm hầu thủ là một loại dược liệu quý, chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể.

Nấm hầm thủ hay còn gọi là nấm đầu khỉ, đây là một dược liệu quý và phổ biến trong y học cổ truyền. Nấm hầm thủ có hình cầu hay hình trứng, mọc thành chùm hay riêng lẻ vào cuối hè hay thu.

Nấm hầu thủ có hàm lượng cao các acid béo không bão hòa, là thành phần có giá trị dinh dưỡng, phòng chống bệnh tim mạch và ung thư. Nấm cũng là một nguồn khoáng chất phong phú, đặc biệt có Ge – một kim loại cực hiếm có hoạt tính chống ung thư.

Nấm hầu thủ chứa nhiều loại vitamin, B1 và B2 có hàm lượng cao, Niacin và A1 ít, Pro Vitamin D có khả năng chuyển hóa thành vitamin D2 nếu được làm khô, chuyển hóa Calci có khả năng phòng chống bệnh loãng xương.

Nấm hầu thủ có hàm lượng chất béo và giá trị năng lượng thấp, nhưng hàm lượng sắt, canxi và kali lại khá cao, nó thích hợp cho những người ăn kiêng mà vẫn đảm bảo cung cấp đủ đạm và các khoáng chất cần thiết cho cơ thể.

Dưới đây là một số lợi ích tuyệt vời của nấm hầu thủ đối với sức khỏe

Có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim

Béo phì, chất béo trung tính cao, lượng lớn cholesterol bị oxy hóa và xu hướng tăng hình thành cục máu đông. Chiết xuất từ nấm hầu thủ giúp cải thiện quá trình chuyển hóa chất béo và làm giảm mức chất béo trung tính. Vì béo phì và chất béo trung tính cao là các yếu tố nguy cơ của bệnh về tim mạch.

Cải thiện hệ tiêu hoá

Một phần nhờ vào đặc tính kháng viêm mạnh mẽ, nấm hầu thủ có thể cải thiện chức năng tiêu hóa và dạ dày. Loại nấm này đã được chứng minh có thể thu nhỏ các vết loét dạ dày. Đồng thời, cải thiện các triệu chứng của viêm dạ dày và viêm ruột.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Giảm viêm

Một nghiên cứu năm 2015 tại Nhật Bản cho thấy nấm hầu thủ có thể làm giảm viêm trong mô mỡ. Điều này rất quan trọng vì tình trạng viêm mô mỡ là một yếu tố dẫn đến sự phát triển của hội chứng chuyển hóa, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ và tiểu đường. Ngoài ra còn có tác dụng kháng khuẩn chống lại các vấn đề như loét dạ dày hoặc ruột.

Giúp ổn định đường huyết

Chiết xuất nấm hầu thủ không chỉ giúp cải thiện lượng đường trong máu mà còn làm tăng độ nhạy cảm của insulin. Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với những người mắc bệnh tiểu đường hay người muốn duy trì đường huyết ở mức ổn định.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Chống nhiễm trùng

Helicobacter pylori (HP) là một loại xoắn khuẩn gram âm, sống trong lớp dưới niêm mạc của dạ dày, gây ra tình trạng viêm dạ dày hay loét dạ dày - tá tràng, lâu ngày sẽ dẫn đến ung thư dạ dày.

Một số nghiên cứu cho thấy rằng chiết xuất từ nấm hầu thủ có đặc tính kháng Helicobacter pylori rõ rệt. Đây là phương pháp được sử dụng để giảm thiểu tác dụng phụ liên quan đến thuốc điều trị Helicobacter pylori.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Cải thiện, phòng ngừa bệnh Alzheimer

Bệnh Alzheimer là một bệnh lý liên quan đến sự thoái hóa xảy ra ở não, dẫn đến suy giảm nhận thức và sa sút trí tuệ. Bệnh Alzheimer có thể khiến các tế bào não teo lại và chết đi, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thần kinh của người bệnh.

Sử dụng nấm hầu thủ thường xuyên sẽ giúp ngăn cản quá trình lão hóa và phục hồi các neuron thần kinh. Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với bệnh nhân mắc bệnh Alzheimer.

Theo Đời sống
Người bệnh tiểu đường ăn khoai lang được không?

Người bệnh tiểu đường ăn khoai lang được không?

Mặc dù là nguồn cung cấp carbohydrate nhưng khoai lang có chỉ số đường huyết (GI) từ thấp đến trung bình, tùy thuộc vào phương pháp nấu mà làm chậm quá trình giải phóng năng lượng trong máu, từ đó kiểm soát lượng đường tăng đột biến.
Ai không nên ăn rươi?

Ai không nên ăn rươi?

Thịt rươi rất thơm, ngon, bổ dưỡng và có nhiều chất đạm hơn cả cua, tôm, ghẹ. Tuy nhiên không phải ai cũng ăn được món này.
back to top