Món ăn truyền thống dịp Tết Dương lịch của các nước trên thế giới

Vào thời khắc đón giao thừa và năm mới, nhiều quốc gia trên thế giới có những bữa tiệc với những món ăn truyền thống độc đáo, đơn giản nhưng đều có ý nghĩa đem lại may mắn.

Những ngày cuối năm là thời điểm mà mọi người trên khắp thế giới tập trung vào những chuẩn bị cuối cùng cho bữa tiệc Tết Dương Lịch. Mỗi quốc gia, mỗi vùng miền lại mang đến những đặc sản riêng, tạo nên những bữa tiệc phong phú và đậm đà văn hóa.

Nam Mỹ

Đêm Giao thừa, người dân các bang phía nam của nước Mỹ thường ăn món súp hầm đậu mắt đen.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Truyền thống này có nguồn gốc từ thời nội chiến, khi thị trấn Vicksburg (Mississippi) cạn kiệt lương thực lúc bị tấn công, các cư dân tìm được đậu mắt đen để sống sót, từ đó loại đậu này được coi là đem lại may mắn.

Ý

Món đậu lăng sẽ được ăn tại mọi nhà của nước Ý vào sáng mùng 1.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Người dân tin rằng, đậu lăng trông giống những đồng tiền nhỏ, vì vậy mà họ thường ăn đậu vào sáng mùng 1 để cầu thịnh vượng và sung túc trong năm mới.

Hy Lạp

Người dân Hy Lạp ăn mừng năm mới bằng cách nhét một đồng xu vào chiếc bánh ngọt vasilopita. Người nào ăn được miếng bánh có đồng xu thì sẽ gặp may mắn cả năm.

Mexico

Rosca de Reyes là bánh mì ngọt có hình vòng như chiếc vương miện và được trang trí với trái cây, kẹo. Bánh có chứa một số đồ chơi nho nhỏ và người nào ăn được sẽ may mắn vào năm mới.

Tây Ban Nha

Người Tây Ban Nha đều ăn 12 quả nho khi đồng hồ điểm 12 tiếng theo nhịp chuông. Khi hồi chuông đầu tiên của năm mới ngân lên, mọi người dân Tây Ban Nha cùng bỏ quả nho đầu tiên vào miệng. Khá là khó để kịp nhai hay thưởng thức hương vị của nó vì chỉ 2 giây sau là đến hồi chuông thứ hai và quả nho thứ hai.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Suốt 12 hồi chuông là “12 quả nho may mắn”. Nếu có thể ăn liên tục 12 quả ở tiếng chuông cuối cùng, bạn sẽ gặp may mắn trong năm mới. Mặc dù không biết chính xác sự ra đời của phong tục này, nhưng nhiều người rằng truyền thống này bắt nguồn từ những năm 80 của thế kỷ 19.

Đan Mạch

Thay vì việc thưởng thức những bữa tiệc với đầy thịt và rượu… người dân Đan Mạch lại rất xem trọng các loại rau xanh như cải xoăn, cải bắp thảo… Họ quan niệm rằng màu xanh của những loại rau này rất giống màu của tiền nước họ, điều này mang đến sự may mắn, đủ đầy và tài lộc cho một năm mới an khang.

Người Đan Mạch thường chế biến chung các loại rau này với những thực phẩm khác để tạo nên những món ăn tuyệt vời với vị rau thanh mát và bổ dưỡng. Đặc biệt, họ thường ăn rau xanh hấp với đường và quế, đây là món không thể thiếu của người Đan Mạch vào dịp năm mới.Các loại rau như bắp cải, cải lá, cải xoăn và cải cầu vồng là món hay được ăn vào dịp năm mới ở nhiều quốc gia vì lý do đơn giản: lá của chúng giống như những đồng tiền gấp, tượng trưng cho tương lai giàu có.

Thổ Nhĩ Kỳ

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Người Thổ Nhĩ Kỳ coi lựu là loại quả đem lại may mắn vì nhiều lý do. Màu đỏ của chúng tượng trưng cho sự sống, sinh sôi nảy nở. Khả năng trị bệnh tượng trưng cho sức khỏe và các hạt tròn thể hiện sự thịnh vượng.

Nhật Bản

Khác với các nước láng giềng châu Á, Nhật Bản không còn tập trung vào Tết Âm lịch mà chuyển hướng đón Tết Dương lịch. Tuy nhiên, nghi lễ và ẩm thực truyền thống vẫn được bảo tồn.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Một trong những món không thể thiếu trong ngày Tết ở Nhật là Osechi Ryori, xuất phát từ hơn 1000 năm trước và ngày nay vẫn thay đổi theo sở thích và cuộc sống của mỗi gia đình.

Hàn Quốc

Tại Hàn Quốc, bữa ăn năm mới bao gồm miến trộn, súp bánh gạo, sườn bò rim, bánh hành, và nhiều món ăn kèm khác. Những món này đại diện cho sự mến chào và hy vọng về một năm mới đầy may mắn.

Đức

Ở đức, cá chép là món ăn truyền thống đầu năm mới, được xem là biểu tượng của may mắn và xua đuổi đi những điều không may. Bàn tiệc lớn còn có thịt, phô mai, rau mùa, và bia.

Theo VietnamDaily
back to top