Những lưu ý về dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư đường bài xuất tiết niệu

Hầu hết bệnh nhân đòi hỏi các mức độ can thiệp dinh dưỡng khác nhau trong suốt quá trình điều trị và tiến triển của bệnh. Vì vậy, nắm rõ sẽ chăm sóc tốt cho người bệnh.

Mỗi người bệnh một mức độ can thiệp dinh dưỡng

Các bác sĩ Trung tâm dinh dưỡng bệnh viện K cho biết, ung thư đường bài xuất tiết niệu trên là những khối u ác tính, phát triển từ tế bào niêm mạc các đài thận, bể thận và niệu quản. Đây là một bệnh hiếm gặp, chỉ chiếm từ 5-10% ung thư biểu mô của toàn bộ đường tiết niệu (đài thận, bể thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo), với tần suất mắc khoảng 1-2 trường hợp/100.000 người.

Bệnh thường gặp ở lứa tuổi từ 50-70 tuổi, nam mắc bệnh nhiều hơn nữ. Nguyên nhân của bệnh chưa thực sự rõ ràng, nhưng nhiều yếu tố nguy cơ được đề cập đến là do môi trường sống như nghiện thuốc lá, thuốc nhuộm công nghiệp hay các hội chứng khối u di truyền.

Chăm sóc chế độ ăn cho bệnh nhân ung thư bao gồm từ lời khuyên ăn uống hợp lý cho những người hồi phục sau điều trị thành công cho tới dinh dưỡng hỗ trợ cho bệnh nhân nặng.

Thực tế hầu hết bệnh nhân đòi hỏi các mức độ can thiệp dinh dưỡng khác nhau trong suốt quá trình điều trị và tiến triển của bệnh. Lên kế hoạch tổng thể cho toàn bộ quá trình điều trị là việc quan trọng vì việc điều trị có thể kéo dài nhiều tuần, tháng và nhiều giai đoạn. Đánh giá nhu cầu và các vấn đề của bệnh nhân là bước quan trọng trong quản lý dinh dưỡng và cần cân nhắc.

Việc đánh giá tình trạng và nhu cầu của bệnh nhân để xem: Khẩu phần ăn hiện tại của bệnh nhân – liệu có đủ đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng hay không? Các vấn đề về dinh dưỡng hiện tại: khẩu phần ăn và lượng dịch có bị ảnh hưởng bởi ảnh hưởng sinh lý, tâm lý của bệnh và phương pháp điều trị hay không? Có tồn tại mức độ suy kiệt dinh dưỡng hay không?

Mặc dù bị nặng lên bởi bản thân quá trình ung thư, nhưng mức độ và thời gian giảm cân là chỉ số quan trọng đánh giá suy kiệt dinh dưỡng. Các dấu hiệu khác bao gồm thiếu máu, giảm chức năng miễn dịch có thể chỉ điểm khi kết hợp với khẩu phần ăn. Khả năng có suy kiệt nhiều hơn nhu cầu cần phẫu thuật sẽ gây ra gánh nặng chuyển hóa đáng kể do kết quả của tình trạng bị đói trước và sau mổ và sang chấn hậu phẫu.

Điều trị tia xạ và hóa trị liệu thường gây ra chán ăn và các vấn đề khác khi ăn và nuốt hoặc các vấn đề làm trầm trọng các yếu tố đã xuất hiện từ trước. Nguy cơ cạn kiệt dinh dưỡng đặc biệt cao ở những người đã trong tình trạng suy dinh dưỡng. Nếu khẩu phần thiếu, mục tiêu về ăn uống sẽ là;

Tăng năng lượng và chất dinh dưỡng trong khẩu phần bằng các cách thức mà bệnh nhân chấp nhận được.

Giải quyết các vấn đề chung và riêng ức chế thức ăn và dịch lỏng.

Xác định khi nào các biện pháp dinh dưỡng hỗ trợ cần thiết theo điều trị ung thư hiện tại và tương lai.

Vào tất cả các giai đoạn của bệnh, người bác sĩ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng để quyết định khi nào can thiệp dinh dưỡng hỗ trợ, dinh dưỡng hỗ trợ ở dạng nào để tình trạng dinh dưỡng được tối ưu và tăng chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.

Các yếu tố xã hội cũng cần phải cân nhắc khi đánh giá nhu cầu dinh dưỡng. Những người sống độc thân đặc biệt dễ bị suy dinh dưỡng những khi bệnh nhân không khỏe, bị đau và phải cố gắng để đi chợ, nấu ăn và ăn.

Mọi người nên cố gắng yêu cầu sự giúp đỡ của bạn bè, hàng xóm hoặc các dịch vụ khác sẵn có trong cộng đồng. Đối với người bệnh ung thư đường bài xuất cần lưu ý thực hiện chế độ ăn uống như sau:

Chia các bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, mỗi bữa cách nhau 2-3 tiếng, mỗi ngày 5-6 bữa.

Vì người bệnh cần vận động nhiều vào ban ngày nên sắp xếp thực đơn buổi sáng có nhiều năng lượng hơn buổi tối.

Cần tăng cường thể dục thể thao bằng các bài tập phù hợp với tình trạng sức khỏe.

Những lưu ý về dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư đường bài xuất tiết niệu

Những lưu ý về dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư đường bài xuất tiết niệu

Những thực phẩm nên sử dụng

Chất béo không bão hòa: Có chứa trong nhiều thực phẩm như dầu ô-liu, dầu hướng dương, hạt đậu nành, hạt óc chó, cá hồi…

Bông cải xanh: Chất glucosinolate trong bông cải xanh có tác dụng ức chế sự phát triển của khối u đường bài xuất.

Trà xanh: Trà xanh chứa chất oxy hóa mạnh mẽ rất tốt cho những người mắc giai đoạn đầu bệnh ung thư đường bài xuất.

Tỏi: Tỏi có chứa nhiều allicin có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn E.coli, hạn chế sự xâm lấn của các vi khuẩn gây viêm nhiễm, ung thư.

Những sản phẩm chứa nhiều men vi sinh như sữa chua, kim chi giúp giảm nguy cơ viêm nhiễm, phòng chống những bệnh lý liên quan đến niệu đạo.

Việc uống đủ nước cũng là một cách giúp đẩy lùi ung thư đường bài xuất. Khi uống đủ nước, các độc tố sẽ được đào thải ra ngoài, giảm tình tình trạng viêm nhiễm nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Do đó, mỗi ngày, người bệnh cần bổ sung nước đủ nước cho cơ thể, khoảng 2,5l/ngày.

Những thực phẩm cần tránh

Đường là kẻ thù đối với bệnh nhân ung thư bởi vì đường sẽ làm cho tế bào ung thư phát triển nhanh và khó kiểm soát hơn.

Cà phê hay socola: là những loại thực phẩm phổ biến có chứa nhiều caffeine. Chất này sẽ kích thích bàng quang hoạt động nhiều hơn khiến tình trạng bệnh sẽ trở nên nghiêm trọng.

Đồ ăn cay nóng, đồ ăn mặn, nhiều dầu mỡ: Những món ăn cay nóng, mặn và nhiều dầu mỡ có thể khiến bàng quang bị kích thích.

Rượu,bia, chất kích thích, đồ uống có ga, thuốc lá: Việc sử dụng bia rượu, chất kích thích, đồ uống có ga, thuốc lá… đều là các tác nhân gây ra nhiều loại ung thư cho con người

Theo Đời sống
Rươi ngon, tốt cho sức khỏe nhưng ai không nên ăn?

Rươi ngon, tốt cho sức khỏe nhưng ai không nên ăn?

Rươi tốt cho sức khỏe nhưng cũng là món ăn “tai tiếng” vì nguy cơ dị ứng cao, dễ nhiễm vi sinh vật. Nếu người làm không biết chế biến hoặc mua phải rươi không còn tươi, món ăn trở nên nguy hiểm cho sức khỏe.
Đau ngón tay và gấp duỗi khó

Đau ngón tay và gấp duỗi khó

Một số trường hợp gân gấp bị viêm xuất hiện cục viêm xơ, làm di động của gân gấp qua vùng ngón tay bị cản trở. Mỗi lần gấp hay duỗi ngón tay rất khó khăn, bệnh nhân phải cố gắng mới bật được ngón tay ra.
Mẹo đánh răng đúng cách

Mẹo đánh răng đúng cách

Ngày nay, càng nhiều người quan tâm đến sự liên quan giữa các loại bệnh và nướu răng. Do vậy, việc đánh răng đúng cách để bảo vệ nướu răng khỏe mạnh là rất cần thiết.
Thực phẩm giúp răng chắc khỏe

Thực phẩm giúp răng chắc khỏe

Để có một hàm răng khỏe mạnh, nướu hồng hào, săn chắc và hơi thở sạch sẽ, bạn cần bổ sung những vi chất cho cơ thể, như Fluor, Canxi, Vitamin C, D, E… Những vi chất này có rất nhiều trong những thực phẩm sinh hoạt hàng ngày.
back to top