7 lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân cúm

Bệnh nhân bị cảm cúm thường chỉ cần chăm sóc và cho uống thuốc đầy đủ, đúng liều, đúng loại theo chỉ dẫn của bác sĩ từ 3 - 5 ngày các triệu chứng sẽ thuyên giảm dần và khỏi hẳn. Tuy nhiên, đối với người chăm sóc bệnh nhân bị cảm cúm thì cần lưu ý những vấn đề sau.

1. Cần đeo khẩu trang trong quá trình tiếp xúc với người cảm cúm, nhỏ mũi, thuốc sát khuẩn, thường xuyên rửa tay trước và sau khi tiếp xúc với bệnh nhân bằng nước rửa tay diệt khuẩn.

2. Chú ý bồi dưỡng thêm chất bổ để đảm bảo sức khỏe khi chăm người bệnh cúm, nên ăn thêm gia vị làm ấm cơ thể và có tính kháng khuẩn như (hành, tỏi, gừng...), ăn nhiều rau quả trái cây tươi chứa nhiều vitamin C (chanh, cam, quýt...) để tăng cường sức đề kháng chống lại vi khuẩn gây bệnh cảm cúm.

3. Mỗi ngày nên uống 1 ly trà gừng ấm và 1 ly tỏi băm nhuyễn pha nước để giảm thiểu nguy cơ bị bệnh cảm cúm.

4. Đồ dùng của người bị cúm như bát, đũa, thìa, cốc, chén... hằng ngày nên luộc sôi, tốt nhất là nên dùng riêng, không ôm áo quần bẩn của người bệnh vào người.

5. Tuyệt đối không ăn thức ăn thừa của người bị cúm.

6. Khăn giấy của bệnh nhân cúm đã sử dụng nên để trong túi riêng và xử lý với các loại rác thải khác.

7. Khi thấy dấu hiệu bị cảm cúm như sổ mũi, nhức đầu, đau mình mẩy, mắt đỏ, gai gai rét... phải cách ly, khám và điều trị ngay.

Theo Đời sống
Điều trị polyp rốn

Điều trị polyp rốn

Ở trẻ sơ sinh, thông thường rốn sẽ tự rụng sau 7 - 10 ngày và sau khoảng 2 tuần thì rốn khô và liền hẳn. Một số trẻ gặp tình trạng rốn rụng chưa hết, còn lại một phần niêm mạc rốn gây tiết dịch thường xuyên gọi là polyp rốn, hay còn gọi là u hạt rốn.
back to top