Thấy dịch cúm mùa mới ùa đi tiêm

(khoahocdoisong.vn) - Không cho con tiêm bất cứ vắc xin nào, đến khi thấy các bạn cùng lớp của con bị cúm mới vội vã cho con đi tiêm phòng.

Chị Nguyễn Thị Linh Hoa (Cầu Giấy, Hà Nội) không cho con đi tiêm bất cứ một vắc xin nào. Mấy người bạn thân của chị cũng vậy.

Đợt này thấy một số các bạn của lớp con phải nghỉ học vì cúm, có bạn bị nặng, lại thêm cảnh báo về dịch sởi bùng phát chị cùng với những người bạn mới nháo nhào đưa con đi tiêm thì được bác sĩ trả lời, vừa tiêm xong thì không thể ngừa bệnh ngay được.

Lời bàn: BS Bùi Vũ Huy, Trưởng Khoa Nhi, BV bệnh Nhiệt đới TƯ cho biết, bệnh sởi là dạng bệnh có sốt và phát ban. Tiêm chủng là cách phòng bệnh tốt nhất. Tuy nhiên, sau mũi vắc xin đầu tiên các bé cần 1 tháng mới có thể sinh kháng thể, những mũi sau trở đi cơ thể cần 2 đến 3 tuần để tạo kháng thể bảo vệ sau khi tiêm. Cho nên, việc khi có dịch mới cho con đi tiêm là không nên.

Đối với các bệnh cúm mùa cũng vậy, phải ít nhất hai tuần sau khi tiêm thì mới tạo được kháng thể. Cho nên, mùa đông - xuân, xuân - hè dịch thường xảy ra thì tốt nhất phải tiêm vào mùa thu.

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top