3 loại rau củ giúp tuyến giáp, cơ thể khỏe mạnh

Sử dụng các loại rau củ có thể loại bỏ độc tố của vi khuẩn gây bệnh, kích thích nội tiết tố, chống oxy hóa, nâng cao miễn dịch... không chỉ giúp tuyến giáp mà cả cơ thể khỏe mạnh.

Nước ép cần tây giảm viêm tuyến giáp: Cần tây chứa một số chất dinh dưỡng, chất chống oxy hóa làm giảm viêm, hỗ trợ tuyến giáp và sức khỏe tổng thể. Cần tây có khả năng làm sạch tuyến giáp khỏi các độc tố của virus Epstein-Barr, loại virus gây viêm tuyến giáp Hashimoto - một bệnh tự miễn. Đây là loại rau ít calo cũng hữu ích để sản xuất hormon tuyến giáp T3 (Triiod-thyroxin). Cách làm: Rửa sạch một bó cần tây, cho vào máy xay, thêm nước, xay nhuyễn và lọc lấy nước uống.

rau-cu-tot-cho-tuyen-giap.jpg
3 loại rau củ giúp tuyến giáp, cơ thể khỏe mạnh.

Cải bó xôi tốt cho các bệnh tuyến giáp: Cải bó xôi hay rau chân vịt/rau bina được xem là một trong những loại rau lành mạnh nhất vì chứa nhiều chất dinh dưỡng và chất chống oxy hóa, đặc biệt tốt cho sức khỏe tuyến giáp. Cải bó xôi giàu magie, các khoáng chất có tác dụng rất tốt với người bị mắc chứng bệnh về tuyến giáp, ung thư tuyến giáp. Sắt, selen và kẽm: Các chất khoáng này kích thích tuyến giáp lành mạnh. Giàu axit béo omega-3 giúp cải thiện sự trao đổi chất và điều trị các bệnh liên quan đến tuyến giáp. Giàu vitamin C và chất chống oxy hóa mạnh ức chế sự phát triển của tế bào ung thư...

Củ dền phòng bệnh tuyến giáp và xơ vữa động mạch: Củ dền đỏ vị ngọt nhẹ là loại củ giàu vitamin và khoáng chất. Trong mỗi 100g phần ăn được của củ dền chứa 1,5g protein, 8 - 15g đường, 0,1g chất béo, 0,8g cellulose, vitamin B1: 0,05mg, vitamin B2 0,07mg, vitamin C: 27mg, vitamin E: 11mg, canxi 13mg, photpho 55mg, sắt 0,5mg, đồng 2,3mg, kẽm 0,3mg, kali 354,6mg. Củ dền còn chứa một số loại axit amin và các chất dinh dưỡng khác cần thiết cho cơ thể như axit folic, axit hydrochloric, iốt, selen... nên có tác dụng ngăn ngừa bệnh thiếu máu, hỗ trợ tiêu hóa, phòng bệnh tuyến giáp và xơ vữa động mạch... Có thể làm nước ép củ dền hoặc chế biến thành các món ăn bổ dưỡng.

Theo Đời sống
Điều trị polyp rốn

Điều trị polyp rốn

Ở trẻ sơ sinh, thông thường rốn sẽ tự rụng sau 7 - 10 ngày và sau khoảng 2 tuần thì rốn khô và liền hẳn. Một số trẻ gặp tình trạng rốn rụng chưa hết, còn lại một phần niêm mạc rốn gây tiết dịch thường xuyên gọi là polyp rốn, hay còn gọi là u hạt rốn.
back to top