Rất nhiều diện tích hồ Đầm Đỗi (Hoàng Mai, Hà Nội) bị san lấp trái phép. Phế liệu, rác thải đổ trực tiếp, có đoạn lấn ra tới 10m gây lo ngại cho người dân quanh vùng.
chia sẻ
Khu vực Đầm Đỗi nằm trên địa bàn hai phường Định Công và Thịnh Liệt (quận Hoàng Mai, Hà Nội) bị đổ trộm phế thải, san lấp trái phép trong suốt thời gian dài. Nhìn từ trên cao có thể thấy rõ nhiều bãi đất lấn ra phía lòng hồ vẫn còn ngổn ngang phế, vật liệu. Nhà tạm, lán xưởng được quây kín bằng tôn mọc lên nhan nhản ven hồ.
Những bãi phế thải lấn ra hồ trong ngõ 175 Định Công có thể thấy rất rõ. Đá vụn, rác thải được tập kết tại nhiều điểm ven đầm.
Tình trạng lấn san lấp trộm mặt hồ đã diễn ra nhiều năm. Rác thải, phế liệu "tập kết" tràn lan khiến khu vực này mất vệ sinh và ngổn ngang.
Ngay cạnh tấm biển cảnh báo không vứt rác bị ngập đầy phế liệu. Các tấm đệm, chiếu... bị vứt bỏ được sắp xếp cạnh nhau thành lối đi.
Thậm chí, xuất hiện cả tấm biển "vứt rác ra hồ" viết tay được treo trong ngõ 364 Giải Phóng, cho phép cư dân tại đây vứt rác thải. Theo ông Trần Văn Hoàng, người dân sinh sống gần khu vực này, tình trạng đổ phế liệu, rác thải ra hồ đã diễn ra nhiều năm, dân ở đây không rõ ai làm. Tuy nhiên nhiều người tiện thay thường xuyên vứt rác sinh hoạt ra đây khiến tình trạng ô nhiễm kéo dài quá lâu.
Tại một điểm ven hồ trong ngách 5 ngõ 175 Định Công, phần lấn chiếm ăn ra lòng hồ tới 10m.
Người phụ nữ trong hình cho biết, bà trồng rau tăng gia ven hồ, ngay cạnh một điểm ngập phế thải. Trưa 31/10, phát hiện đám cháy ở khu lấn chiếm sắp lan đến dãy nhà dân, bà múc từng xô nước để dập lửa. "Không rõ ai là người san lấp trộm nhưng cứ lâu lâu họ lại tập kết đốt phế liệu một lần khiến khói và lửa cháy lan gần vào khu dân cư. Thật sự rất nguy hiểm vì có thể gây cháy lớn", bà bức xúc nói.
Quanh khu vực ngõ 364 Giải Phóng, phần lớn đường ra hồ được quây tôn kín mít. Một số hộ dân làm cổng ngăn cách, có khóa trái để hạn chế người đi lại.
Khu vực Đầm Đỗi có nguồn gốc là đất nông nghiệp giao cho các hộ xã viên theo Nghị định 64/NĐ-CP để sản xuất nông nghiệp với diện tích khoảng 104.105m2, là khu vực ruộng trũng và đất mặt nước. Hiện, nơi đây đứng trước tình cảnh có thể bị xóa sổ trước nạn đổ trộm phế thải và san lấp mặt đầm.
Gói thầu Mua sắm công cụ dụng cụ, biển báo, quần áo bảo hộ lao động năm 2024 của Công ty Điện lực Lạng Sơn có giá trị hơn 17 tỷ đồng đang nhận nhiều kiến nghị từ phía các nhà thầu tham dự.
Nhằm chống gian lận trong việc thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ, Bộ GD&ĐT dự kiến yêu cầu các đơn vị cung cấp ảnh chụp của thí sinh trong quá trình làm bài thi trên hệ thống tra cứu và xác minh chứng chỉ.
Gần một tháng trở lại đây, chất lượng không khí (AQI) Hà Nội ở mức cảnh báo đỏ, chỉ số bụi mịn PM 2.5 vượt ngưỡng cho phép và thậm chí, có những ngày, Thủ đô thuộc top thành phố ô nhiễm nhất thế giới.
Tờ thực đơn được thiết kế tỉ mỉ với 14 món ăn, đồ uống như: Dượng mùi kiêm sả ớt, thủy quái tắm trong sương, ngưu đen dạo trong vườn, sơn nữ ném còn, kim ngưu vờn bến thủy, trái ngọt uyên ương, mặt trời êm dịu...
Đại biểu Trần Hoàng Ngân lưu ý, đường sắt tốc độ cao yêu cầu về an toàn rất nghiêm ngặt. Không vì chi phí hay nguồn thu mà thiếu tập trung yêu cầu này.
Phải thật sự có tâm, lòng yêu nghề và yêu trẻ, cô Trần Hồng Lê mới có thể vượt qua được những khó khăn để gắn bó với nghề giáo dục đặc biệt- dạy trẻ tự kỷ.
Chúng ta đã bao giờ tự hỏi: Tại sao dòng người lao động nhập cư đang dần rời xa các đô thị lớn? Điều này có ý nghĩa gì với tương lai của phát triển đô thị và chính sách quốc gia?
Sự việc lấn chiếm đất đai khuôn viên chùa cổ Linh Thông (Đại Mỗ, Nam Từ Liêm, Hà Nội) vẫn chưa được giải quyết dứt điểm, khiến nhà chùa chưa thể xây được tường bao và Tam quan trước cổng.