Cắt toàn bộ toàn tuyến giáp khi có u trên 1cm, lợi hay hại?

Các bệnh nhân ung thư tuyến giáp thể biệt hóa có kích thước khối u từ 1-4cm, được Hội Tuyến giáp Hoa Kỳ (ATA) khuyến cáo có thể cắt bán phần tuyến giáp thay cho cắt toàn bộ hoặc gần toàn bộ tuyến giáp.

Tuy nhiên trong thực tế đại đa số các bệnh nhân có khối u > 1cm sẽ được cắt toàn bộ tuyến giáp. Vậy hai cách cắt này có lợi và hại gì?

Nghiên cứu từ tháng 1/2008 – 6/2018 trên 795 bệnh nhân có khối ung thư từ 1-4cm. Trong đó 286 bệnh nhân được mổ cắt bán phần và 509 bệnh nhân được mổ cắt toàn bộ tuyến giáp.

ung-thu-tuyen-giap-cat-ban-phan.jpg
Hình ảnh cắt bán phần và toàn bộ u tuyến giáp.

 Sau thời gian theo dõi trung bình 56,5 tháng thấy không có sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ sống không bệnh giữa 2 nhóm khi phân tích theo tuổi, giới tính, kích thước khối u và thời gian theo dõi.

Nhóm cắt bán phần có tỷ lệ biến chứng liên quan đến phẫu thuật thấp hơn cũng như tỷ lệ cần điều trị thay thế levothyroxine thấp hơn.

Có 2 bệnh nhân trong nhóm cắt bán phần tuyến giáp phải mổ lại. Phân tích đa biến sâu hơn cho thấy phương pháp phẫu thuật không liên quan đến sự tồn tại/tái phát ung thư.

Như vậy, những bệnh nhân ung thư tuyến giáp thể biệt hóa có khối u từ 1–4cm mà không có bằng chứng lâm sàng về di căn hạch hoặc xâm lấn ngoài tuyến giáp thì mổ cắt bán phần tuyến giáp có lợi ích tương tự nhưng tỷ lệ biến chứng thấp hơn so với cắt toàn bộ tuyến giáp.

TS.BS Nguyễn Quang Bảy (Trưởng khoa Nội tiết và Đái tháo đường, Bệnh viện Bạch Mai)

Theo Đời sống
Điều trị polyp rốn

Điều trị polyp rốn

Ở trẻ sơ sinh, thông thường rốn sẽ tự rụng sau 7 - 10 ngày và sau khoảng 2 tuần thì rốn khô và liền hẳn. Một số trẻ gặp tình trạng rốn rụng chưa hết, còn lại một phần niêm mạc rốn gây tiết dịch thường xuyên gọi là polyp rốn, hay còn gọi là u hạt rốn.
back to top