Ngày 8/1, cường độ các cuộc xung đột trên đường phố giảm đáng kể. Một số vụ xả súng đã diễn ra ở các thành phố Almaty, Toldykorgan và một số địa điểm khác, lực lượng cảnh sát địa phương và quân đội Kazakhstan kịp thời trấn áp.
Những cuộc đọ súng dữ dội bùng phát ngoại ô Almaty, dọc theo đường cao tốc Almaty - Bishkek gần làng Rayumbek.
Trận chiến kéo dài trong nhiều giờ cho đến khi quân đội trấn áp toàn bộ các tay súng bạo động. Đường cao tốc Almaty-Bishkek là tuyến đường chính để các tay súng và vũ khí đến Almaty.
Lực lượng an ninh Kazakhstan bắt giữ khoảng 4.500 kẻ bạo loạn. Lãnh đạo các cơ quan thực thi pháp luật, bao gồm cả lãnh đạo Cơ quan An ninh Quốc gia Kazakhstan bị bắt và bị buộc tội phản quốc.
Ngày 8/1 đánh dấu bước ngoặt lớn tình hình an ninh ở Kazakhstan. Cuộc biểu tình rộng khắp, chuyển hướng sao bạo loạn và lật đổ thất bại. Hầu hết các thành phố lớn của Kazakhstan, tình hình đã ổn định.
Ngày 8/1, việc triển khai lực lượng CSTO, vốn đến Kazakhstan một ngày trước đó, đã bắt đầu. Mục tiêu chính của sứ mệnh gìn giữ hòa bình CSTO là bảo vệ các cơ sở chiến lược, ngăn chặn các cuộc tấn công của khủng bố.
Sự hiện diện của CSTO đồng thời cũng nhằm ngăn chặn các hoạt động của những thế lực nước ngoài, một kịch bản như ở Libya đã khiến chính quyền ông Gaddafi sụp đổ.
Lãnh đạo Kazakhstan tuyên bố, các quân nhân CSTO không tham gia bảo vệ trật tự công cộng hoặc bắt giữ những người biểu tình bạo loạn, tội phạm hoặc cướp bóc.
Tổng số quân nhân của lực lượng gìn giữ hòa bình CSTO tại Kazakhstan sẽ lên tới 4.000 binh sĩ.
Việc các quốc gia thành viên CSTO thực hiện các nghĩa vụ đồng minh đối với Kazakhstan theo Hiệp ước An ninh Tập thể năm 1992 gây lên một làn sóng chống phá dữ dội ở phương Tây.
Trước ngày 6/1, Chính quyền Mỹ không đưa ra bất kỳ tuyên bố gay gắt nào liên quan đến tình hình ở Kazakhstan.
Bộ máy hành chính Brussels của NATO và người Anh tuyên bố mạnh mẽ hơn, nhưng không chuyển sang các mối đe dọa trực tiếp.
Từ ngày 6-7/1, truyền thông giới tinh hoa phương Tây thay đổi. Các nhà lãnh đạo châu Âu chuyển sang đưa ra các mối đe dọa trực tiếp đối với Kazakhstan, và có những tuyên bố xúc phạm đối với bộ máy lãnh đạo.
Bắt đầu từ ngày 6/1, một chiến dịch tấn công thông tin lớn do MSM phương Tây và các mạng xã hội được kích hoạt, bôi nhọ lực lượng gìn giữ hòa bình CSTO, cáo buộc CSTO tham gia vào các cuộc trấn áp những kẻ bạo loạn ở Almaty.
Ngày 8/1, chiến dịch tấn công thông tin chuyển sang hướng kích đông, tung ra các cáo buộc về việc Nga và Belarus chiếm đóng Kazakhstan độc lập.
Chiến dịch liên quan đến mạng botnet, các chính trị gia và các thinktank (học giả) chính trị.
Mạng lưới chống Nga – Belarus hoạt động mạnh mẽ trong vùng không gian truyền thông của Thổ Nhĩ Kỳ, Ukraina và Litva.
Trong số các chính trị gia nước ngoài và những người nổi tiếng trên truyền thông mạng xã hội có cựu Đại sứ Mỹ tại Moscow Michael McFaul, thành viên Quốc hội Ba Lan và Hội đồng Nghị viện NATO Michal Shcherba, doanh nhân Thụy Điển Anders Estland ở Ukraine đồng thời thúc đẩy một làn sóng truyền thông quy mô lớn trên Twitter cáo buộc các hoạt động của Nga.
Các tuyên bố, thông báo được lan truyền với tiêu đề như "Nga đã xâm lược đất nước và những công dân bình thường, những người mà chính quyền địa phương gọi là khủng bố, đang chiến đấu với một đội quân chính quy của kẻ thù".
Thổ Nhĩ Kỳ, quốc gia tự xưng là trung tâm của thế giới Turkic cũng có những hành động cáo buộc những lãnh đạo Kazakhstan có ý đồ thúc đẩy các hoạt động chống phá của những người Hồi giáo.
Trước đây, để thúc đẩy vị thế của Ankara trong người dân Kazakhstan, Thổ Nhĩ Kỳ chi hàng tỷ USD, sử dụng một nguồn lực khổng lồ đào tạo những tầng lớp tinh hoa mới (các chính trị gia và những người hoạt động) của Kazakhstan thông qua các chương trình giáo dục và khoa học.
Trong bình luận các sự kiện ở Kazakhstan. Khi cuộc đảo chính thất bại và tổng thống Tokayev yêu cầu CSTO giúp đỡ, giới lãnh đạo Ankara chuyển hướng sang chống phá Kazakhstan.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Akar, tuyên bố rằng Ankara sẵn sàng cung cấp cho Kazakhstan, “đồng minh quan trọng” của Thổ Nhĩ Kỳ bất kỳ sự hỗ trợ cần thiết nào.
Cựu Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ, lãnh đạo của một trong các đảng phái, A. Davutoglu, tuyên bố “vô cùng đau buồn trước những sự kiện… ở đất nước trung tâm của thế giới Turkic”, ông bày tỏ “mối quan ngại” mà Kazakhstan đã yêu cầu sự hỗ trợ của CSTO, trong khi Thổ Nhĩ Kỳ và Tổ chức các quốc gia nói tiếng Thổ Nhĩ Kỳ không có những đóng góp cần thiết.
Okutan, Tổng thư ký Tổ chức người Kazakhstan ở Thổ Nhĩ Kỳ, tuyên bố: “Chúng tôi sẽ không bao giờ tha thứ cho kẻ đáng khinh Mankurt Tokayev, đã đưa quân đội Nga và Armenia diệt chủng đến quê hương của người Thổ Nhĩ Kỳ ở Kazakhstan để bảo vệ quyền lực”.
Các Bộ trưởng Ngoại giao của Tổ chức các quốc gia Turkic dự kiến sẽ tiến hành một cuộc họp khẩn ngày 11/1 tại Thổ Nhĩ Kỳ.
Trong không gian truyền thông bằng tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, các nhóm lực lượng cực đoan đang tập trung lại để tiến hành một chiến dịch truyền thông lớn, chống lại CSTO và Nga.
Không ngoại trừ, những tổ chức Hồi giáo thánh chiến, bao gồm cả IS và Al-Qaeda đã có mặt ở Kazastan và chuẩn bị tiến hành các hoạt động khủng bố quy mô lớn.
Theo đài truyền hình Kazakhstan, 45 sĩ quan cảnh sát bị thương, 2 sĩ quan bị thương nặng đang được chăm sóc đặc biệt, 155 vụ án hành chính và 55 vụ án hình sự đã được khởi tố.
Bộ Nội vụ cho biết hơn 1.300 cảnh sát, quân đội Vệ binh Quốc gia và quân nhân bị thương, số người thực thi hành pháp luật bị giết trong các hoạt động an ninh là 16 người.
Trong giai đoạn biểu tình và bạo loạn, 164 người thiệt mạng ở Kazakhstan, trong đó có 103 người ở thành phố Almaty.