Hoàn thành vòng đàm phán tiếp theo, phái đoàn Nga nhận được “một quan điểm và đề xuất được xây dựng rõ ràng từ Ukraine, sẽ được nghiên cứu và trình lãnh đạo đất nước” - trưởng đoàn đàm phán Nga - ông Medinsky - cho biết.
Ukraine đồng ý củng cố địa vị trung lập và từ chối triển khai các căn cứ quân sự nước ngoài, với điều kiện nhận được sự đảm bảo an ninh tương tự như Điều 5 của hiệp ước NATO.
Một thành viên của phái đoàn Kiev, Alexander Chaly, bình luận về các khía cạnh pháp lý của hệ thống đảm bảo an ninh do Ukraine đề xuất như sau:
Đây là những đảm bảo ràng buộc pháp lý rõ ràng về an ninh của Ukraine, về nội dung và hình thức phải tương tự như Điều 5 của NATO. Có nghĩa là nếu Ukraine là đối tượng của bất kỳ hành động gây hấn, tấn công quân sự hoặc hoạt động quân sự nào, Ukraina có quyền yêu cầu tham vấn ngay lập tức trong vòng 3 ngày.
Nếu những cuộc tham vấn này không dẫn đến bất kỳ giải pháp ngoại giao nào cho vấn đề, các nước bảo lãnh phải cung cấp cho Ukraina hỗ trợ quân sự và vũ khí. Thậm chí, không loại trừ khả năng đóng cửa vùng trời Ukraine.
Nếu Kiev đạt được các điều khoản quan trọng này, Ukraine sẽ có thể thực sự thay đổi tình trạng hiện tại như một quốc gia không liên kết và phi hạt nhân dưới hình thức trung lập vĩnh viễn, vốn đã được ấn định trước đây trong Tuyên bố Chủ quyền Năm 1990.
Theo những bảo đảm như vậy, Ukraina sẽ không triển khai các căn cứ quân sự nước ngoài, các lực lượng quân sự trên lãnh thổ và không tham gia các liên minh quân sự-chính trị. Các cuộc diễn tập quân sự trên lãnh thổ Ukraina sẽ diễn ra với sự đồng thuận của các nước bảo lãnh.
Điều quan trọng là, không điều gì trong hiệp ước tương lai từ chối quyền gia nhập EU của Ukraine. Các nước bảo lãnh cam kết hỗ trợ tiến trình này.
Một thành viên khác của phái đoàn Ukraine, David Arahamia tuyên bố: “Ukraine coi các nước thành viên Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc là những quốc gia bảo đảm cho an ninh Ukraina, một số đã đồng ý sơ bộ.
Ukraina sẽ xem xét quốc gia bảo lãnh, các quốc gia của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc: Anh, Trung Quốc, Nga cũng bao gồm trong đó và sẽ thảo luận riêng, Đức, Canada, Ba Lan, Israel, Thổ Nhĩ Kỳ” - Arahamiya nói tại một cuộc họp ngắn sau cuộc hội đàm giữa Nga và Ukraine.
Theo ông, một số quốc gia đã đồng ý sơ bộ trở thành thành viên bảo đảm an ninh cho Ukraine. Ngoài ra, các quốc gia khác nếu muốn, sau này sẽ có thể tham gia hiệp ước quốc tế này.
Mikhail Podolyak, cố vấn của chủ nghiệm Văn phòng Tổng thống Ukraine, thành viên phái đoàn Ukraine cho biết, trong quá trình đàm phán tại Istanbul, phía Nga đã được yêu cầu đàm phán về hiện trạng của Crimea và Sevastopol trong 15 năm và trong thời gian này, không giải quyết vấn đề bằng biện pháp quân sự.
Trưởng phái đoàn Nga Medinsky, ngắn gọn tóm tắt lập trường của Kiev và bình luận về một số nội dung sai sót của văn kiện được đề xuất. Các đề xuất chính thức của Moscow vẫn chưa được công bố.
“Chúng tôi đã nhận được đề xuất bằng văn bản từ phái đoàn Ukraine, theo tôi hiểu, đã thống nhất với lãnh đạo Ukraine những đề xuất này ngắn gọn như sau:
Ukraine được tuyên bố là một quốc gia trung lập vĩnh viễn dưới sự bảo đảm của luật pháp quốc tế nhằm thực hiện một trạng thái phi liên kết, phi hạt nhân. Sau đó là danh sách các quốc gia bảo lãnh đảm bảo an ninh cho Ukraine.
Những đảm bảo an ninh này không áp dụng cho các vùng lãnh thổ Crimea và Sevastopol, tức là Ukraine từ chối trao trả Crimea và Sevastopol bằng các biện pháp quân sự và tuyên bố rằng điều này chỉ có thể thực hiện được thông qua đàm phán, về mặt ngoại giao, v.v… Tất nhiên, điều này không tương ứng với lập trường của chúng tôi, nhưng Ukraine đã đưa ra cách tiếp cận của mình. …
Điều này cũng không áp dụng cho phần phía đông của Ukraine, mà Kiev gọi là các quận riêng biệt, vùng Donetsk và Luhansk.
Ukraine từ chối tham gia các liên minh quân sự, triển khai các căn cứ quân sự nước ngoài, lực lượng dự phòng, tập trận quân sự trên lãnh thổ Ukraine mà không có sự đồng ý của các quốc gia bảo lãnh, bao gồm cả Liên bang Nga.
Liên bang Nga không phản đối việc Ukraine muốn gia nhập Liên minh châu Âu. (Những phát biểu này không phải là lập trường của Liên bang Nga, Medinsky chỉ dẫn văn bản do Kiev đề xuất).
Những trạng thái được quy định một cách chi tiết, những gì các quốc gia bảo lãnh sẽ làm để Ukraine trở thành một quốc gia trung lập không liên kết. Thủ tục để hiệp định có hiệu lực, thủ tục áp dụng tạm thời, thủ tục thay đổi pháp luật và các văn bản quy phạm pháp luật phù hợp với Hiến pháp Ukraina.
Và một lần nữa nhấn mạnh, vấn đề tranh chấp Crimea và Sevastopol giữa Nga và Ukraine chỉ được giải quyết thông qua đàm phán song phương.
Ukraine cũng yêu cầu quyết định cuối cùng được chính thức hóa tại cuộc họp của người đứng đầu các quốc gia.
"… Nhân dịp này, chúng tôi đang thực hiện một bước tiến tới Ukraine và thảo luận về khả năng tổ chức một cuộc họp của các nhà lãnh đạo nhà nước trong khuôn khổ cuộc họp của các Bộ trưởng Ngoại giao khi ký hiệp ước. Cần phải hình thành bộ văn bản tài liệu chính thức để sau khi các Bộ trưởng Ngoại giao ký kết thỏa thuận, các nhà lãnh đạo nhà nước có thể họp bốn bên cùng nhau. Bằng cách này, mọi vấn đề còn lại đều có thể được giải quyết.
Đây không phải là điều khoản của hiệp ước. Đây là những đề xuất của phía Ukraine được phía Nga coi là một bước mang tính xây dựng nhằm tìm kiếm một thỏa thuận và sẽ được Nga xem xét và đưa ra phản ứng thích hợp”.
Theo ông Medinsky, Nga đang thực hiện 2 bước đối với Ukraine để giảm leo thang. Những bước này liên quan đến các lĩnh vực chính trị và quân sự.
Trưởng đoàn đại biểu Nga trong cuộc phỏng vấn chưa đưa ra quan điểm rõ ràng. Sau khi tóm tắt yêu cầu của Kiev, Moscow không tuyên bố lập trường rõ ràng của mình trong quá trình đàm phán và ông Medinsky cũng không nói về đường hướng mà Nga sẵn sàng thực hiện để chấm dứt chiến dịch quân sự.
Điều đáng ngạc nhiên là tại sao đại diện chính thức, đã tóm tắt đầy đủ những yêu cầu của Ukraine, lại không nói cụ thể các yêu cầu và lập trường của Liên bang Nga.
Thành phần của phái đoàn Nga có vẻ không phù hợp với cuộc đàm phán.
Trưởng đoàn, ông Medinsky, không phải là một nhà ngoại giao chuyên nghiệp.
Trước khi trở thành Trợ lý của Tổng thống Nga năm 2020, ông là Bộ trưởng Bộ Văn hóa. Sự nghiệp chuyên nghiệp của đại diện Bộ Quốc phòng Nga.
Ông Alexander Fomin, không liên quan đến chỉ huy các đơn vị quân đội hoặc tham mưu kế hoạch của bất kỳ chiến dịch quân sự nào kể từ năm 1993. Ông luôn điều hành các hoạt động hợp tác kỹ thuật quân sự và các tổ hợp công nghiệp quốc phòng.
Đồng thời, trong vòng đàm phán, đại diện Bộ Ngoại giao Nga không đưa ra bất cứ một phát biểu nào.
Có vẻ như đây là ý đồ hoặc sự thiếu chuyên nghiệp của những người có ảnh hưởng đến chính sách của nhà nước Nga, hoặc im lặng xem xét là một chiến thuật đặc biệt của ngoại giao Nga.
Do Moscow vẫn chưa chính thức phản hồi các đề xuất của Ukraine, nên đại diện của Bộ Ngoại giao Nga hoặc Điện Kremlin sẽ có những bình luận chính thức.
Bản đồ tình hình chiến sự Nga ở Ukraina nhìn từ phương Tây và từ Nga
Ngày 29/3, Bộ Quốc phòng Nga quyết định giảm mạnh hoạt động quân sự trên hướng Kiev và Chernihiv sau kết quả của các cuộc đàm phán Nga-Ukraine.
“Do thực tế là các cuộc đàm phán đang hướng đến việc chuẩn bị một hiệp ước về quy chế trung lập và phi hạt nhân Ukraine, các đảm bảo an ninh cho Ukraine, trở thành mối quan tâm thiết thực, có tính đến các nguyên tắc trong cuộc họp, Bộ Quốc phòng Liên bang Nga quyết định giảm các hoạt động quân sự ở các hướng Kiev và Chernihiv, nhằm tăng cường sự tin cậy lẫn nhau và tạo điều kiện cần thiết cho các cuộc đàm phán tương lại và đạt được mục tiêu cuối cùng – thống nhất quan điểm và ký kết thỏa thuận”.
Quyết định Bộ Quốc phòng Nga là tín hiệu quan trọng cho thấy Moscow sẵn sàng nhượng bộ đáng kể trong giải quyết cuộc khủng hoảng ở Ukraine. Nhưng việc điều chuyển binh lực sẽ làm suy yếu vị trí của quân đội Nga trên tiền tuyến ở Ukraine.
Rõ ràng, Nga có ý định tiếp tục tập trung lực lượng ở phía đông Ukraine để trấn áp lực lượng phòng thủ của đối phương trên lãnh thổ các nước cộng hòa Donetsk và Lugansk được công nhận. Nhưng việc giảm binh lực trên địa phận Kiev và Chernihiv cũng sẽ cho phép quân đội Ukraina chuyển quân sang phía đông.
Hiện Moscow đang xem xét các đề xuất của Kiev, nhưng sự đồng ý đồng nghĩa với việc Nga thất bại vô điều kiện về mặt ngoại giao và quân sự.
Đồng ý với yêu cầu của Kiev sẽ là bước đầu tiên cho cuộc chiến mới mà Nga không chỉ phải chống lại Ukraine mà phải chống lại toàn bộ phương Tây. Hoạt động ngoại giao này sẽ là khởi đầu của một cuộc xung đột toàn cầu khác. Phương Tây luôn đặt cược vào sự sụp đổ của Liên bang Nga.
Từ bỏ yêu sách lãnh thổ đối với Crimea và khu vực Donbass, Kiev đang áp đặt một hiệp ước, theo đó các nước NATO chắc chắn sẽ tham chiến bên phía Ukraine trong cuộc xung đột vũ trang tiếp theo. Đánh giá về những diễn biến của Thỏa thuận Minsk, Kiev đã thể hiện rõ ràng, không tuân thủ các thỏa thuận quốc tế.
Vì những đảm bảo an ninh được đề xuất không áp dụng cho các vùng lãnh thổ của Crimea và Donbass, vẫn chưa được xác định rõ ràng, Ukraine sẽ tiếp tục các cuộc tấn công vào Donbass và có thể tiến hành một chiến dịch quân sự khác nhằm vào người dân Crimea.
Nếu Nga đồng ý với những đề xuất trong 15 năm mà Kiev dành cho các cuộc đàm phán về tình trạng của Crimea, điều đó đồng nghĩa với việc Moscow coi Crimea là vấn đề sẽ thương lượng.
Do đó Ukraine sẽ có cơ hội làm mất ổn định tình hình ở Crimea bằng việc thúc đẩy một bộ phận dân chúng thân Ukraine, trong đó có lực lượng người Tatar Crimea, khiến tình hình bất ổn. Và Ukraina có thể sẽ có chiến dịch quân sự nhằm vào Crimea.
Nếu Nga đáp trả hành động gây hấn từ Ukraine, các nước NATO sẽ tham gia để “bảo vệ an ninh của Ukraine”.