Chuyên gia “mách chiêu” dinh dưỡng giúp thận khoẻ

Chức năng chính của thận là chuyển hóa, nội tiết và bài tiết. Ba chức năng trên có thể bị rối loạn khi mắc bệnh thận, gây tác động xấu tới sức khỏe. Khi thận bị tổn thương, cần phải thay đổi dinh dưỡng trong khẩu phần ăn.

BS Cao Hồng Phúc, Bệnh viện Quân y 103 cho biết, người bị bệnh thận cần đặc biệt chú ý tới thay đổi một số thành phần dinh dưỡng trong khẩu phần ăn, đặc biệt là theo dõi hạn chế lượng natri, kali và nước cho phù hợp với trạng thái bệnh.

dinh-duong-than.jpg

Bệnh nhân bị suy thận không thể hấp thu được lượng natri cao trong khẩu phần, ăn mặn sẽ gây tăng huyết áp, phù, biến chứng tim và phù phổi.

BS Cao Hồng Phúc phân tích, thận là cơ quan duy nhất trong cơ thể có khả năng đào thải hết các chất độc của cơ thể ra ngoài. Một số cơ quan khác có khả năng đào thải chất độc như gan, ruột, phổi nhưng hiệu lực không cao. Đặc biệt, loại chất độc nguy hại được thận thải ra là ure. Ure là một chất độc thần kinh, có mùi khai, do kết quả của chuyển hóa chất đạm trong cơ thể gây ra.

Với tình trạng suy thận, thận không còn khả năng hoàn hảo để thải hết ure. Nếu không thải hết, cơ thể sẽ bị nhiễm độc nhanh chóng (thường sau 1 tuần). Vì vậy, với người bị suy thận nói chung, cần hạn chế thải ra chất ure, tức là phải giảm khẩu phần đạm.

Một chế độ ăn thông thường, khẩu phần đạm là 15% tổng giá trị dinh dưỡng hàng ngày. Một bệnh nhân suy thận ăn không quá 7 - 8% khẩu phần đạm trong 1 ngày. Thêm vào đó, cần tránh ăn các thực phẩm giàu đạm động vật vì đạm động vật thải ra nhiều ure. Nên ăn các thực phẩm đạm nhẹ, đạm đơn, đạm có nhiều axit amin đơn như cá, đậu nành, giá đỗ, nấm, tức đạm thực vật thì tốt hơn.

Tỷ lệ nên là 50% đạm thực vật, 50% đạm động vật trong toàn bộ chất đạm trong 1 ngày. Cần hạn chế thực phẩm giàu muối, giàu canxi vì những chất này là gánh nặng cho thận.

Ngoài ra, hạn chế thức ăn có nhiều photphat như trứng gà và sữa. Lượng kali được bài tiết chủ yếu qua thận (90 - 95%) bị ảnh hưởng nên người bệnh thận cần hạn chế những thực phẩm giàu kali như các loại rau quả, cam, chanh, bưởi, quả bơ, đậu quả, sung vả và chuối…

Lương y Nguyễn Hữu Toàn, Hội Đông y Hải Phòng khuyên, người bị suy thận mạn tính nên kiêng hẳn các loại dưa, cà, mắm tôm, cá mắm, rượu, bia… Khi chế biến thức ăn, tuyệt đối không cho muối và mỳ chính, chỉ được phép dùng 1 thìa nước mắm mỗi ngày. Khi bị phù thì phải ăn nhạt hoàn toàn.

Về nước uống, nên dùng nước đun sôi để nguội, nước rau luộc, nước quả. Lượng nước uống mỗi ngày bằng lượng nước tiểu cộng thêm 200 - 300ml. Những thức ăn nên hạn chế: gạo, khoai tây, đậu đỗ, lạc, vừng, rau ngót, rau muống, rau dền, giá đỗ và các phủ tạng động vật như gan, bầu dục, óc, tim….

Nên ăn các thực phẩm có chứa ít chất đạm như miến dong, bột sắn, khoai lang; các loại hoa quả ngọt như nhãn, vải, na, xoài, đu đủ, nho ngọt; Các loại rau ít muối như bầu, bí, mướp, dưa chuột, giá đỗ, bắp cải, rau cải; các thực phẩm nhiều chất bổ như trứng gà, thịt nạc, cá, tôm…

Theo Đời sống
Điều trị polyp rốn

Điều trị polyp rốn

Ở trẻ sơ sinh, thông thường rốn sẽ tự rụng sau 7 - 10 ngày và sau khoảng 2 tuần thì rốn khô và liền hẳn. Một số trẻ gặp tình trạng rốn rụng chưa hết, còn lại một phần niêm mạc rốn gây tiết dịch thường xuyên gọi là polyp rốn, hay còn gọi là u hạt rốn.
back to top