Trẻ trai có nguy cơ viêm cơ tim, viêm màng tim sau tiêm văcxin phòng Covid-19 cao hơn trẻ gái

PGS.TS Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư cho biết, theo các nghiên cứu tại các quốc gia khác nhau, những phản ứng như viêm cơ tim, viêm màng tim sau tiêm văcxin phòng COVID-19 đối với trẻ em thường xảy ra ở trẻ trai nhiều hơn trẻ gái (khoảng từ 4 - 6, thậm chí gấp 10 lần trẻ gái), nhưng phản ứng này rất hiếm gặp.

Theo các nghiên cứu nước ngoài, viêm cơ tim và viêm màng ngoài tim là tình trạng viêm lớp ngoài của tim. Trong cả hai trường hợp, hệ miễn dịch của cơ thể gây ra tình trạng viêm tấy phản ứng lại khi xuất hiện lây nhiễm hoặc một số yếu tố kích hoạt khác.

tiem-vac-xin.jpg

Sau khi tiêm vắc Pfizer-BioNTech hoặc Moderna, đặc biệt là ở trẻ vị thành niên và thanh thiếu niên nam đã có những trường hợp xuất hiện viêm cơ tim và viêm màng ngoài tim, thường gặp hơn sau khi chích liều thứ hai và thường gặp hơn trong vòng một vài ngày sau tiêm chủng.

Tuy nhiên, hầu hết các bệnh nhân viêm cơ tim hoặc viêm màng ngoài tim được chăm sóc đều phản ứng tốt với thuốc, sau đó được nghỉ ngơi và đã cảm thấy khỏe hơn. Bệnh nhân thường trở lại hoạt động thường nhật sau khi các triệu chứng được cải thiện.

Tại các quốc gia đã triển khai tiêm chủng cho trẻ, các phản ứng ghi nhận được tương tự như khi tiêm chủng cho người lớn gồm: Đau đầu, đau khớp, đau cơ, sau tiêm mũi 2 số lượng phản ứng ghi nhận được nhiều hơn.

Theo bà Hồng, trẻ sau khi tiêm nên được theo dõi tại điểm tiêm chủng 30 phút và tiếp tục theo dõi 28 ngày sau tiêm, đặc biệt là trong vòng 7 ngày đầu sau tiêm chủng.

Trong 3 ngày đầu sau tiêm các trẻ phải có gia đình, bố mẹ, người giám hộ luôn bên cạnh trẻ để hỗ trợ, theo dõi tình hình sức khoẻ của trẻ. Việc theo dõi sau tiêm áp dụng như với người lớn. 3 ngày sau tiêm trẻ cần tránh vận động mạnh, tránh gây tăng áp lực cho tim, biểu hiện viêm cơ tim sẽ trầm trọng hơn.

Những dấu hiệu nhận biết sớm nhất là trẻ có nhịp tim nhanh, không đều hoặc đập thình thịch, đau ngực, nói hụt hơi… cần liên hệ sớm với cơ sở y tế. 

Theo Đời sống
Điều trị polyp rốn

Điều trị polyp rốn

Ở trẻ sơ sinh, thông thường rốn sẽ tự rụng sau 7 - 10 ngày và sau khoảng 2 tuần thì rốn khô và liền hẳn. Một số trẻ gặp tình trạng rốn rụng chưa hết, còn lại một phần niêm mạc rốn gây tiết dịch thường xuyên gọi là polyp rốn, hay còn gọi là u hạt rốn.
back to top