Nội soi “giải liệt” cho thoát vị đĩa đệm chèn ép ống sống

Phẫu thuật nội soi là hướng tiếp cận mới nhất hiện nay chữa thoát vị đĩa đệm với tỷ lệ thành công cao và ít biến chứng. Bệnh nhân có thể đi lại nhanh sau mổ.

Bệnh nhân nữ 41 tuổi, đau lưng lan dọc mặt sau chân trái theo rễ S1 khoảng 1 năm nay, gần đây đau dữ dội, không thể đứng thẳng được, đi lại rất khó khăn.

Bệnh nhân đã được điều trị rất nhiều phương pháp nhưng không cải thiện, trên MRI có khối thoát vị L5S1 bên trái có di trú xuống dưới, chèn ép rất nhiều vào ống sống. Bệnh nhân đã được phẫu thuật nội soi lấy khối thoát vị. Sau mổ bệnh nhân hết đau lưng, đi lại bình thường.

thoat-vi-2.jpg
Khối thoát vị ra khỏi bao xơ

TS.BS Nguyễn Đức Anh, Phụ trách khoa Phẫu thuật thần kinh sọ não và cột sông cho biết, thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là hiện tượng nhân nhầy đĩa đệm thoát khỏi vị trí thông thường, chèn ép vào rễ thần kinh, gây đau thắt lưng, lan theo rễ thần kinh xuống chân (đau thần kinh tọa), đau tăng dần khi đứng, đi, hắt hơi… Lâu dần, bệnh nhân sẽ gặp khó khăn trong sinh hoạt, đi lại và nguy cơ ảnh hưởng tới vận động.

Nội soi “giải liệt” cho thoát vị đĩa đệm chèn ép ống sống

Điều trị thoát vị đĩa đệm chủ yếu là các biện pháp nội khoa như nghỉ ngơi, hạn chế hoạt động mạnh, tập thể dục nhẹ nhàng tránh những tư thế gây đau. Thuốc có thể được sử dụng để giúp bệnh nhân giảm triệu chứng trong thời gian ngắn như: giảm đau, giãn cơ, corticoid đường tiêm. Ngoài ra, một số liệu pháp có thể thêm như vật lý trị liệu, kéo dãn cột sống, châm cứu, mát xa, yoga,…

Chỉ định phẫu thuật đặt ra khi các biện pháp khác không có hiệu quả, triệu chứng tổn thương của thần kinh không cải thiện. Có nhiều phương pháp mổ thoát vị địa đệm như mổ mở, lấy nhân nhầy giải ép rễ thần kinh; mổ vi phẫu qua ống nong,…

Nội soi “giải liệt” cho thoát vị đĩa đệm chèn ép ống sống

Phẫu thuật nội soi là hướng tiếp cận mới nhất hiện nay. Ưu điểm: vết mổ nhỏ ~1cm bằng cây bút bi, dễ chăm sóc; Ít sang chấn với tổ chức mô mềm xung quanh (cơ cạnh sống); Ít đau, ít ảnh hưởng tới cấu trúc của xương không gây mất vững, chảy máu ít, khả năng quan sát tốt, trường mổ rộng với ống kính 30o, 45o, tỷ lệ thành công cao, thường không có biến chứng lớn, bệnh nhân có thể vận động sớm ngay sau mổ.

Nhược điểm: Kỹ thuật đòi hỏi phẫu thuật viên phải được đào tạo bài bản, có kinh nghiệm sử dụng nội soi, nguy cơ chảy máu trong, nhiễm trùng.

Theo Đời sống
back to top