Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (USINDOPACOM) của quân đội Mỹ đã lên an Bình Nhưỡng trong một tuyên bố về vụ tấn công.
Trên website chính thức của USINDOPACOM có tuyên bố: Chúng tôi biết về vụ phóng tên lửa đạn đạo của Triều Tiên sáng nay trên Biển Nhật Bản và đang tham vấn chặt chẽ với Hàn Quốc và Nhật Bản, cũng như các đồng minh và đối tác khác trong khu vực.
Mỹ lên án những hành động này và kêu gọi CHDCND Triều Tiên kiềm chế, không có thêm bất kỳ hành động gây bất ổn nào.
Mặc dù chúng tôi đánh giá rằng sự kiện này không gây ra mối đe dọa trực tiếp cho Mỹ, con người, lãnh thổ hoặc của các đồng minh của chúng tôi, chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi và giám sát tình hình. Mỹ cam kết bảo vệ Hàn Quốc và Nhật Bản.
Phó Tổng Thư ký Đảng Dân chủ tự do Nhật Bản Yoshihiko Isozaki cho biết, Triều Tiên đã phóng hai tên lửa đạn đạo, quân đội Hàn Quốc công bố Bình Nhưỡng chỉ phóng một quả đạn.
Ông Isozaki nói: “Những hành động mới nhất của Triều Tiên đe dọa hòa bình và an ninh của Nhật Bản và khu vực. Hơn nữa, các vụ phóng tên lửa đạn đạo liên tục đặt ra một thách thức nghiêm trọng không chỉ đối với Nhật Bản mà toàn bộ cộng đồng quốc tế”.
Isozaki cho rằng cuộc thử nghiệm là "cực kỳ đáng tiếc" và vi phạm những nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida trên tài khoảng Twitter tuyên bố, Nhật Bản sẽ "đáp trả một cách kiên quyết" hành động của Triều Tiên.
Hội đồng An ninh Quốc gia Hàn Quốc (NSC), trong một một văn bản của Văn phòng Tổng thống gửi cho báo giới, cho biết vụ phóng tên lửa đạn đạo diễn ra trong khi Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản và Nga "tích cực ” tiến hành các cuộc thảo luận nhằm đạt được hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên.
Các thành viên thường trực NSC kêu gọi Triều Tiên tham gia đối thoại, nhấn mạnh tầm quan trọng sự ổn định trong khu vực.
Tháng 10/2019, Triều Tiên đã thử nghiệm một tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm, Pukguksong-3 từ một bệ phóng dưới nước.
Hãng thông tấn nhà nước KCNA cho biết tên lửa được phóng với góc tầm cao để giảm thiểu nguy cơ cho bên ngoài (các quốc gia lân cận).
Nếu tên lửa được phóng trên quỹ đạo tiêu chuẩn, chứ không phải thẳng đứng, đầu đạn có thể bay được quãng đường 1.900 km,
Hàn Quốc và Nhật Bản đều nằm trong phạm vi này.
Đồng thời phóng tên lửa từ tầm ngầm khiến các phương tiện tình báo, trinh sát khó phát hiện và cảnh báo sớm hơn, có thể nhanh chóng phá hủy các mục tiêu trong phạm vị tấn công của đầu đạn.