Tin tức về một vụ thử tên lửa siêu thanh được Financial Times công bố trong một bài viết, trích dẫn năm nguồn tin giấu tên.
Quân đội Trung Quốc đã tiến hành vụ phóng vào tháng 8/2021, phương tiện lượn siêu thanh được lên quỹ đạo trái đất thấp, bay vòng quanh địa cầu về hướng mục tiêu.
Bản tin nhấn mạnh rằng tên lửa đã trượt khỏi vị trí mục tiêu gần hai chục dặm, nhưng gây ra một “bất ngờ” thực sự với cộng đồng tình báo Mỹ.
Nga trước đây là quốc gia duy nhất triển khai đầu đạn bay siêu thanh Avangard tháng 12/2019. Trung Quốc là quốc gia triển khai các đầu đạn siêu âm chiến thuật tầm xa ngắn hơn với tên lửa đẩy DF-17, Triều Tiên tuyên bố thử nghiệm thành công tên lửa có khả năng tương tự, Hwasong-8 cuối tháng 9/2021.
Có thể giữa các quốc gia này đã có chia sẻ công nghệ nhiều lần. Những phương tiện bay siêu thanh đều phải sử dụng tên lửa đẩy để đạt được tốc độ và độ cao, cao hơn nhiều so với các tên lửa đạn đạo liên lục địa, trước khi tách ra và đi theo quỹ đạo bay trong khí quyển với khả năng cơ động cao.
Đặc điểm kỹ thuật này tối ưu hóa những tên lửa, cho phép tránh né các hệ thống phòng không, mặc dù cho đến nay không có hệ thống phòng không nào có thể vô hiệu hóa các mối đe dọa siêu thanh.
Các tên lửa hành trình siêu thanh bay ở độ cao thấp hơn trong suốt quỹ đạo và có khả năng cơ động thấp hơn, các đầu đạn lượn siêu thanh bay ở độ cao hơn nhiều và với tốc độ rất lớn khiến các hệ thống phòng thủ tên lửa hiện đại không thể vô hiệu hóa.
Trung Quốc được cho là có một số lượng đầu đạn nhỏ nếu so với kho vũ khí hạt nhân của Mỹ, do đó khả năng đưa các đạn hạt nhân đến các trung tâm kinh tế của Mỹ một cách đáng tin cậy với các phương tiện vận tải tinh vi, có thể bay một chặng đường dài sẽ bù đắp cho sự chênh lệch về số lượng.
Đầu đạn lượn siêu thanh của Trung Quốc được cho là đưa vào vũ trụ bằng tên lửa đẩy Long March 2C, nhưng vẫn chưa rõ ràng tên lửa đẩy nào của Trung Quốc sẽ được ghép nối với các đầu đạn chiến đấu, sau khi chương trình vượt qua giai đoạn thử nghiệm.
Tháng 9, Bộ trưởng Không quân Mỹ Frank Kendall cảnh báo, Trung Quốc đang phát triển phương tiện tấn công hạt nhân, có khả năng tiến hành "các cuộc tấn công toàn cầu .. từ không gian". Và nhấn mạnh việc Mỹ cần tăng tốc phát triển các vũ khí siêu thanh để đuổi kịp và vượt những tiến bộ của Trung Quốc.
"Nếu Bắc Kinh tiếp tục phát triển theo hướng đi hiện nay nhằm tăng cường lực lượng ICBM – Bắc Kinh sẽ có khả năng tấn công đầu tiên trong chiến tranh hạt nhân" - Kendall báo cáo.
Ám chỉ đến việc thử nghiệm các phương tiện lướt chiến lược siêu thanh, Kendall gợi ý rằng Trung Quốc có thể đang phát triển một vũ khí nào đó tương tự như "Hệ thống Tấn công Phân đoạn từ Quỹ đạo " của Liên Xô.
Có nghĩa là tên lửa sẽ có tầm bắn rất xa và có thể từ bất cứ hướng và góc nào trên không gian tấn công các mục tiêu, gây khó khăn rất lớn cho hệ thống phòng không của đối phương.
Nếu sử dụng khái niệm tiếp cận này, đối phương không cần phải sử dụng quỹ đạo tên lửa đạn đạo (ICBM truyền thống). Các đầu đạn siêu âm hoàn toàn có thể tránh các hệ thống phòng thủ và cảnh báo tên lửa”.
"Trung Quốc không có ý định tham gia vào một cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân" - biên tập viên Hu Xijin của trang Hoàn cầu Thời báo (Global Times) viết trên tài khoản Twitter - "Nhưng chắc chắn sẽ tăng cường chất lượng các vũ khí răn đe hạt nhân để đảm bảo rằng Mỹ từ bỏ ý định sử dụng khối lượng vũ khí hạt nhân làm cơ sở để chống Trung Quốc. Hoặc lấp đầy khoảng trống do các lực lượng thông thường Mỹ không thể đè bẹp Trung Quốc".