Cuộc chiến Đảo Rắn bộc lộ nhược điểm phòng không của hạm đội Biển Đen

Đảo Rắn (Zmiinyi), bị Hải quân Nga tấn công và chiếm giữ ngày 24/2. Những ngày gần đây, Hải quân Ukraine cố gắng phản công đánh chiếm đảo, nhưng không thể đổ bộ và thiệt hại đáng kể về binh lực và vũ khí trang bị.

Đồng thời, quân đội Nga cũng có tổn thất và buộc phải rời khỏi đảo nhỏ này. Việc kiểm soát Đảo Rắn có tầm quan trọng chiến lược, đây là đầu cầu cần thiết cho cuộc tấn công vào khu vực Odessa, miền nam Ukraine.

Quân đội Ukraine muốn khống chế đảo Rắn để các tàu phương Tây có thể cập cảng, đe dọa ngăn chặn các hoạt động của Hải quân Nga.

Đảo Rắn trên Biển Đen, đang diễn ra các cuộc chiến tranh chấp quyền kiểm soát. Ảnh South Front.

Căn cứ trên những cảnh quay khác nhau từ hiện trường, một số báo cáo quân sự, một trận chiến ác liệt giành đảo đã nổ ra ở Biển Đen.

Để chuẩn bị cho cuộc đổ bộ của quân đội Ukraine, quân đội Ukraine đã đưa các UAV Bayraktar TB2 hoạt động gần như hàng ngày trên các vị trí của quân đội Nga trên đảo. Trực thăng Mi-8 của Ukraine được chuyển đến sân bay Chervonoglinsky ở Odessa. Pháo M777 của Mỹ với đạn rocket chủ động M982 Excalibur dẫn đường 155 mm được chuyển đến khu vực Zatoka, đe dọa các vị trí của Nga trên đảo và các chiến hạm gần đó. Các máy bay trinh sát Mỹ trên Biển Đen xác định mục tiêu và trinh sát tình huống. Không quân Ukraine sử dụng các sân bay ở Romania và Bulgaria để làm căn cứ bàn đạp cho các cuộc tấn công.

Ngày 2/5, 2 xuồng đổ bộ Raptor của Nga bị UAV Bayraktar TB-2 tấn công phá hủy trên Biển Đen. Bộ chỉ huy quân sự Ukraine xác nhận cuộc tấn công được tiến hành vào rạng sáng gần đảo Zmiinyi.

Ngày 6/5, tổ hợp tên lửa phòng không tầm ngắn Tor của Nga, triển khai trên Đảo Rắn bị hư hại do cuộc tấn công bằng UAV Bayraktar TB-2 của Ukraine. 2 chiếc UAV Bayraktar TB2 được triển khai, một chiếc tiến hành cuộc tấn công và chiếc thứ hai điều chỉnh hỏa lực.

Cùng ngày 6/5, Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố bắn hạ 1 UAV Bayraktar của Ukraine trên đảo. Ngày 5/5, 1 UAV Bayraktar khác cùng 1 máy bay cường kích Su-24 của Ukraine cũng bị bắn hạ.

UAV Bayraktar-TB2 Ukraine tấn công đảo Rắn trên Biển Đen. Video South Front
UAV Bayraktar-TB2 Ukraine giám sát tấn công đảo Rắn trên Biển Đen. Video South Front

Sau những cuộc tấn công này, quân đội Nga rút khỏi Đảo Rắn ngày 7/5. Cùng ngày, Không quân Ukraine tổ chức cuộc tấn công đổ bộ lên hòn đảo này. Các máy bay trực thăng đổ bộ Mi-8 và xuồng đổ bộ Stanislav trang bị UAV và máy bay chiến đấu đã tiếp cận khu vực đảo. Theo thông tin từ phía Ukraine, 2 máy bay Su-24, 2 Su-27, 2 chiến hạm nhỏ tham gia vào cuộc tấn công. Tại thời điểm đổ bộ, chiến hạm và máy bay chiến đấu Ukraine bị hải quân và máy bay Nga tấn công.

Theo Bộ Quốc phòng Nga, 1 máy bay ném bom Su-24, 1 tiêm kích Su-27, 3 trực thăng Mi-8 cùng quân đổ bộ, 2 UAV Bayraktar-TB2 bị bắn rơi trên đảo Rắn. Tàu đổ bộ tấn công Stanislav của Ukraine bị phá hủy.

Các lực lượng còn lại của Ukraine rút lui. Ảnh vệ tinh, thực hiện ngày 7/5 cho thấy 2 tàu của Hải quân Ukraine đi từ đảo về phía đất liền Ukraine.

Hai tàu đổ bộ của hải quân Ukraine rút lui khỏi đảo Rắn. Ảnh South Front

Truyền thông Ukraine công bố video do UAV Bayraktar ghi lại trong một nỗ lực khác quảng bá chiến thắng của quân đội Ukraine. Video ghi lại các cuộc tấn công của máy bay chiến đấu Ukraine vào các vị trí trên đảo. Máy bay Ukraine bay ở độ cao thấp mà không gặp hỏa lực phản kích, điều này xác nhận Nga đã rút quân khỏi đảo.

Không quân Ukraine tấn công đảo Rắn, không có phản ứng từ phía không quân hải quân Nga. Video South Front

Một máy bay trực thăng của Nga chở các quân nhân rời khỏi đảo bị UAV Ukraine phá hủy.

UAV Bayraktar-TB2 Ukraine phá hủy một trực thăng vận tải của không quân Nga. Video South Front

Cùng ngày 7/5, Không quân Nga tấn công các sân bay Chervonoglinny, Shkolny và Martynovka, đánh vào các máy bay tham gia cuộc tấn công hòn đảo này.

Trong số các mục tiêu quân sự trên lãnh thổ của sân bay Shkolny và Sân bay Quốc tế Odessa đã bị tấn công bằng tên lửa hành trình phóng từ trên không vào ngày 7 tháng 5, có:

2 trong 4 xe vận tải phóng của tổ hợp tên lửa phòng không S-300. 1 trong các xe vận tải – phóng tên lửa có trên đường băng sân bay Odessa.

1 nhà chờ có máy bay và nhà chứa máy bay lưu trữ tạm thời các trang thiết bị tại Nhà máy sửa chữa máy bay Odessa.

1 nhà kho kỹ thuật.

Trung tâm điều hành bay của sân bay Odessa bị vô hiệu hóa.

Hòn đảo hiện là vùng xám trên Biển Đen. Quân đội Nga rời hòn đảo và đẩy lùi các hoạt động tấn công của Hải quân Ukraine nhằm giành quyền kiểm soát. Giao chiến trong khu vực vẫn tiếp diễn.

Ngày 8/5, Bộ Quốc phòng Nga thông báo: “Trong đêm, lực lượng phòng không Nga tiêu diệt 2 máy bay ném bom Su-24 Ukraine, 1 máy bay trực thăng Mi-24 Ukraine trên đảo Zmeiny và 1 UAV “Bayraktar-TB2 ″ bị bắn hạ gần thành phố Odessa.

Tổng cộng, 4 máy bay chiến đấu, 4 trực thăng, trong đó có 3 chiếc Mi-8 chở quân đổ bộ, 3 UAV Bayraktar-TB2, 1 xuồng đổ bộ tấn công của Hải quân Ukraine bị phá hủy trong khu vực. 1 hộ tống hạm hạng nhẹ thuộc Dự án 1241 của Hải quân Ukraine bị phá hủy gần Odessa.

Cùng ngày, không quân Nga một lần nữa tấn công sân bay Martynovka thuộc quận Voznesensky, căn cứ của các máy bay tham gia không kích đảo Snake.

Sự tương tác hiệu quả của tình báo Mỹ và các lực lượng vũ trang Ukraine, cũng như việc thiếu một hệ thống phòng không mạnh của hải quân Nga trong khu vực đã buộc quân đội Nga phải rời hòn đảo này.

Đây thực tế là một thất bại, một sự yếm kém trong tổ chức chiến đấu đối với Hạm đội Biển Đen và Hải quân Nga do không thể hình thành được một vòm phòng không, tương tự như căn cứ không quân Hmeimim ở Syria.

Việc kiểm soát Đảo Rắn có tầm quan trọng chiến lược. Nằm gần bờ biển phía nam của Odessa, đây là bàn đạp cần thiết cho cuộc tấn công dự kiến ​​của Nga vào khu vực phía nam Ukraine. Nếu quân đội Ukraine giành được quyền kiểm soát hòn đảo, Kiev có thể yêu câu các chiến hạm hoặc tàu dân sự của phương Tây cập cảng để quân đội Nga không thể tấn công, từ đó khống chế trên không và trên biển gần Odessa và đe dọa chính Hạm đội Biển Đen. Hòn đảo này cũng có thể được sử dụng để cung cấp thiết bị quân sự từ nước ngoài bằng đường biển.

Theo Đời sống - Tri thức cuộc sống
back to top