Cần Thơ đề xuất nâng cấp độ phòng chống lên cấp 2

Kể từ khi chuyển qua trạng thái “bình thường mới”, TP. Cần Thơ với vai trò là trung tâm kinh tế, văn hóa, y tế của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, tiếp nhận lượng lớn người dân các tỉnh, thành khác đến công tác, khám chữa bệnh. Do đó, nguy cơ dịch bệnh xâm nhập trên địa bàn rất lớn.

Vừa qua, ông Dương Tấn Hiển - Phó chủ tịch UBND TP. Cần Thơ đã có tờ trình gửi Thường trực Thành uỷ, Thường trực Ban chỉ đạo công tác phòng chống dịch COVID-19 thành phố xem xét và chấp thuận nâng cấp độ dịch lên cấp 2.

Lý do là trong 1 tuần qua Cần Thơ ghi nhận các ổ dịch lớn, như: Bệnh viện đa khoa Trung ương (57 F0); khu vực 7, phường Cái Khế, quận Ninh Kiều (27 F0); khu vực Yên Thuận, phường Lê Bình, quận Cái Răng (14 F0); khu vực 6, phường An Cư, quận Ninh Kiều (51 F0); khu vực 1, 2 phường An Nghiệp, quận Ninh Kiều (23 F0). Đặc biệt, ổ dịch trong một công ty ở Khu công nghiệp Thốt Nốt (30 F0) và chùm ca 151 F0 tại một công ty trong Khu công nghiệp Trà Nóc 2.

Báo cáo nhanh của Sở Y tế TP. Cần Thơ, trong ngày 29/10, thành phố ghi nhận 98 F0. Luỹ kế từ ngày 8/7 đến 17h ngày 29/10, Cần Thơ có 7.236 F0, trong đó có 6.059 trường hợp điều trị khỏi bệnh.

Theo Đời sống
Điều trị polyp rốn

Điều trị polyp rốn

Ở trẻ sơ sinh, thông thường rốn sẽ tự rụng sau 7 - 10 ngày và sau khoảng 2 tuần thì rốn khô và liền hẳn. Một số trẻ gặp tình trạng rốn rụng chưa hết, còn lại một phần niêm mạc rốn gây tiết dịch thường xuyên gọi là polyp rốn, hay còn gọi là u hạt rốn.
back to top