An Giang 1.000 ca nhiễm, xuất hiện nhiều ổ dịch mới từ người vùng dịch về

Trong số 65.000 người từ TPHCM và các tỉnh về , An Giang đã ghi nhận trên 1.000 ca nhiễm COVID-19 trong số người này. Nhiều ổ dịch bùng phát được xác định do người về tự phát.

Ngày 27/10, UBND tỉnh An Giang vừa có văn bản yêu cầu tăng cường giám sát và kiểm soát dịch COVID-19 khi thực hiện nghị quyết 128. Yêu cầu các địa phương tiếp tục rà soát tất cả người đi về từ các tỉnh, thành phố có số mắc cao (như TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An…) và các địa bàn dịch thuộc cấp độ 3, 4.

Đến nay, trong số gần 65.000 người từ TPHCM và các tỉnh về, An Giang đã ghi nhận trên 1.000 ca nhiễm COVID-19.

an-giang.jpg
An Giang 1.000 ca nhiễm và nhiều ổ dịch mới từ người vùng dịch về

Trong ngày 26/10, An Giang ghi nhận thêm 222 ca COVID-19, nâng tổng số ca nhiễm lên 9.798.

Số ca nhiễm trong cộng đồng tại TP Long Xuyên diễn biến phức tạp, liên quan chủ yếu đến ổ dịch thuộc khóm Hòa Thạnh, phường Mỹ Thạnh. Ngoài ra, huyện Chợ Mới cũng có số ca mắc cao như xã Hội An và Long Điền B.

Ông Trần Quang Hiền, Giám đốc Sở Y tế tỉnh An Giang cho biết, tỉ lệ tiêm văcxin của tỉnh mũi 1 đạt trên 75%, mũi 2 đạt gần 11%. Nhiều ổ dịch bùng phát trong thời gian gần đây được xác định là do người tự phát về từ vùng dịch, khó quản lý.

Theo Đời sống
Điều trị polyp rốn

Điều trị polyp rốn

Ở trẻ sơ sinh, thông thường rốn sẽ tự rụng sau 7 - 10 ngày và sau khoảng 2 tuần thì rốn khô và liền hẳn. Một số trẻ gặp tình trạng rốn rụng chưa hết, còn lại một phần niêm mạc rốn gây tiết dịch thường xuyên gọi là polyp rốn, hay còn gọi là u hạt rốn.
back to top