Tình báo Mỹ xác định rằng Nga đang lên kế hoạch cho một cuộc tấn công quân sự vào đầu năm 2022. Tổng thống Mỹ, Joe Biden cam kết sẽ gây nhiều “khó khăn” cho Nga khi Putin khi thực hiện hành động quân sự tại Ukraine.
Mỹ và các nước đồng minh Châu Âu chưa bao giờ đề cập công khai về kế hoạch phản ứng bằng hành động quân sự, nếu Nga tấn công Ukraine. Nhưng họ đã nhiều lần nhấn mạnh đến các biện pháp kinh tế.
Mới đây, khi cảnh báo khả năng Nga tấn công Ukraine, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken khẳng định, Mỹ có thể tính đến các biện pháp kinh tế có tác động mạnh với Moscow.
Tổng thống Joe Biden cũng khẳng định Mỹ đã xây dựng hệ thống sáng kiến toàn diện để tác động tới Tổng thống Putin trong trường hợp xảy ra xung đột quân sự tại biên giới Nga - Ukraine.
Trong thập kỷ qua, Mỹ đã áp dụng một loạt lệnh trừng phạt lên các cá nhân và thực thể Nga. Gồm nhiều lệnh trừng phạt liên quan tới cáo buộc Nga ủng hộ lực lượng nổi dậy ở miền đông Ukraine và việc Nga sáp nhập bán đảo Crimea năm 2014.
Các lệnh trừng phạt nhằm vào Moscow còn liên quan tới cáo buộc Nga can thiệp bầu cử Mỹ, tấn công mạng và vi phạm nhân quyền.
Các lệnh trừng phạt này bao gồm đóng băng tài sản, cấm hợp tác kinh doanh cùng các công ty Mỹ và cấm các cá nhân Nga nhập cảnh vào Mỹ.
Vài năm gần đây, phương Tây cũng đang xem xét các lệnh trừng phạt về tài chính mạnh mẽ đối với Nga. Trong đó, bao gồm loại Nga khỏi Hiệp hội Viễn thông Liên ngân hàng và Tài chính Quốc tế (SWIFT), tổ chức điều phối dòng lưu thông tiền tệ qua hàng nghìn ngân hàng trên thế giới.
Trong năm nay, Nghị viện châu Âu đã thông qua nghị quyết không ràng buộc, cho phép áp dụng lệnh trừng phạt trên trong trường hợp Nga tấn công Ukraine.
Các lệnh trừng phạt đó khả năng sẽ có tác động mạnh. Thực tế từ việc Mỹ trừng phạt Iran là ví dụ.
Khi Mỹ gây áp lực yêu cầu SWIFT đóng băng các ngân hàng Iran liên quan tới chương trình hạt nhân của nước này, Iran đã mất một nửa doanh thu từ xuất khẩu dầu mỏ và ⅓ doanh thu từ hoạt động thương mại quốc tế - chuyên gia về các lệnh trừng phạt và chính sách năng lượng có liên quan tới Trung tâm Carnegie Moscow, Maria Shagina nhận định.
Bà Shagina đánh giá, ảnh hưởng của việc bị chặn khỏi SWIFT đối với kinh tế Nga cũng có mức thiệt hại tương đương khi hơn ⅓ doanh thu của Nga dựa trên xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt.
Đầu năm 2021, chính quyền Mỹ đã giới hạn khả năng vay tiền của Nga qua việc cấm các tổ chức tài chính của Mỹ mua trái phiếu Chính phủ Nga trực tiếp từ các cơ quan nhà nước của Nga.
Mỹ có thể cân nhắc một số công cụ khác để trừng phạt Nga. Như trừng phạt tài chính các cá nhân thân cận với ông Putin và trừng phạt các ngân hàng, các ngành kinh tế năng lượng quan trọng của Nga.
Nhưng liệu các biện pháp trừng phạt về kinh tế của Mỹ và các nước đồng minh liệu có đủ sức răn đe đối với Nga, khi phần lớn các nước châu Âu hiện tại đang phụ thuộc vào nguồn cung khí đốt đến từ Nga ?. Hơn nữa việc so sánh giữa Iran và Nga trở nên quá khập khiễng về địa chính trị, vị thế chính trị cũng như tiềm lực quân sự giữa hai quôc gia này.