Mỹ có ít lựa chọn tốt nếu Trung Quốc tấn công các đảo gần Đài Loan

Nếu Trung Quốc tấn công một trong những hòn đảo của Đài Loan, Mỹ có rất ít lựa chọn tốt để đáp trả mà không gây ra nguy cơ leo thang lớn, hay chiến tranh giữa các siêu cường.

Đây là kết luận từ các chuyên gia về chính sách đối ngoại và quốc phòng của Mỹ khi dựa trên các kịch bản giả lập về chiến tranh.

Kịch bản được đưa ra trong một báo cáo từ Trung tâm An ninh mới của Mỹ, bắt đầu bằng việc Trung Quốc sử dụng lực lượng quân sự để kiểm soát Đông Sa, một đảo san hô nhỏ ở Biển Đông cách Đài Loan 850 km và cách Hồng Kông 340 km, hiện có khoảng 500 quân Đài Loan đang đồn trú.

Loại hành động gây hấn có giới hạn này có thể là tiền đề cho việc chiếm các đảo khác gần Đài Loan hoặc một cuộc chiến tranh toàn diện thống nhất Đài Loan, khi Bắc Kinh tìm cách kiểm tra quyết tâm bảo vệ Đài Loan của Washington.

Nhưng một khi Trung Quốc loại bỏ quân đội Đài Loan và thiết lập dấu ấn quân sự của mình ở Đông Sa, Mỹ không có cách nào đáng tin cậy để buộc Trung Quốc trả lại hòn đảo cho Đài Bắc kiểm soát.

Các biện pháp trừng phạt kinh tế mất quá nhiều thời gian để tạo ra hiệu ứng, và dường như quá yếu để ảnh hưởng đến việc ra quyết định của Trung Quốc

Trong khi đó, bất kỳ hành động quân sự nào đều có nguy cơ leo thang chiến tranh, điều mà cả Mỹ và Đài Loan đều muốn tránh nếu có thể.

Thay vào đó, báo cáo nhấn mạnh sự cần thiết của một cách tiếp cận đa phương, đề xuất Mỹ, Đài Loan, Nhật Bản và các nước khác nỗ lực ngăn chặn Trung Quốc chiếm đảo ngay từ đầu.

"Hoa Kỳ và Đài Loan phải bắt đầu phối hợp ngay hôm nay để xây dựng một biện pháp răn đe đáng tin cậy chống lại sự bành trướng hoặc ép buộc hạn chế của Trung Quốc đối với Đài Loan". Trong mọi tình huống, hợp tác với Nhật Bản là rất quan trọng để thiết lập một biện pháp răn đe hiệu quả.

Căng thẳng ngày càng tăng

Bắc Kinh đã gia tăng áp lực quân sự với Đài Loan trong những tuần gần đây. Và Bộ trưởng Quốc phòng Đài Loan hồi đầu tháng đã đưa ra dự đoán: vào năm 2025, Trung Quốc sẽ có thể tiến hành một cuộc chiến tranh toàn diện với Đài Loan.

Tuần trước, Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố Mỹ cam kết sẽ bảo vệ Đài Loan nếu nước này bị Trung Quốc tấn công. Điều này được cho là trái ngược với chính sách “mơ hồ chiến lược” mà Mỹ đang thực hiện.

Mỹ cung cấp vũ khí phòng thủ cho Đài Loan, nhưng vẫn cố tình mập mờ về việc liệu họ có can thiệp quân sự trong trường hợp bị Trung Quốc tấn công hay không.

Theo Chính sách "Một Trung Quốc", Mỹ thừa nhận tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với Đài Loan.

Mỹ vẫn luôn coi những động thái và các kế hoạch đối với Đài Loan của chính quyền Trung Quốc là một trong những "vấn đề nổi bật" trong công tác tình báo.

Bằng chứng là một cơ quan mới được thành lập và chỉ tập trung vào việc thu thập và phân tích thông tin tình báo về Bắc Kinh. Phó Giám đốc CIA David Cohen cho biết các quan chức tình báo vẫn chưa thấy bất cứ điều gì cho thấy Trung Quốc đang chuẩn bị một cuộc đổ bộ quân sự vào Đài Loan.

Ông David Cohen phát biểu trước một hội nghị ở Sea Island, bang Georgia, cho biết các nhà phân tích của CIA đang cố gắng "hiểu chính xác cách Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình suy nghĩ về Đài Loan như thế nào”. Bởi ông Tập chính là người đưa ra quyết định cuối cùng về Đài Loan.

0_ekl9bj6m-bzlgkqr.jpg
Phó Giám đốc CIA David Cohen trong  một hội nghị (ảnh Reuters)

Mục tiêu của tổ chức này là cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách "chỉ số" cho một cuộc chiến tranh có thể xảy ra - những yếu tố đang thúc đẩy việc ra quyết định của Trung Quốc. Từ đó các nhà hoạch định chính sách của Mỹ có thể xác định hướng hành động tốt nhất.

Cohen nói: “Có một loạt vấn đề được coi là số một với Trung Quốc" trong đó Đài Loan chắc chắn là một trong những vấn đề đó, và chúng tôi vẫn đang hết sức tập trung cho vấn đề này.

Các cựu quan chức tình báo phát biểu tại hội nghị The Cipher Brief cho rằng khó có khả năng xảy ra một cuộc tiếp quản quân sự đột ngột đối với Đài Loan.

Nhưng nhiều khả năng Trung Quốc sẽ làm theo mô hình mà Nga đã sử dụng khi sáp nhập Crimea vào năm 2014: một cuộc tiếp quản bí mật diễn ra chậm chạp lúc đầu, sau đó bằng các hoạt động quân sự công khai hơn để củng cố thực tế.

Đài Loan – Một phép thử

Norm Roule, cựu Giám đốc Tình báo Quốc gia của Mỹ về các vấn đề Iran, cho biết: “Đài Loan sẽ là một thử nghiệm”. Bắc Kinh rõ ràng muốn đo lường sự quyết tâm của người Mỹ đối với vấn đề Đài Loan.

Trung Quốc đã thể hiện sự sẵn sàng để thử nghiệm quyết tâm đó. Trong vài tuần gần đây, Trung Quốc đã gửi số lượng máy bay quân sự kỷ lục vào vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) của Đài Loan, bao gồm cả máy bay chiến đấu và máy bay cảnh báo sớm.

Các cuộc xâm nhập tuy không xâm phạm không phận của Đài Loan, vốn kéo dài 12 hải lý từ bờ biển, nhưng báo hiệu một thông điệp rõ ràng về ý định của Bắc Kinh.

chinese-fighter-jet-file-ap-jef-211017_1634478718461_hpembed_7x4_992.jpg
Một chiến đấu cơ của Trung Quốc khi thực hiện nhiệm vụ 

Với các cuộc xâm nhập hàng ngày vào vùng nhận dạng trên không xung quanh Đài Loan, ông Tập rõ ràng đang báo hiệu và thử nghiệm quyết tâm của Mỹ và các đồng minh của họ với Đài Loan.

Đây được xem như bài toán quen thuộc mà Trung Quốc vẫn thường áp dụng, đặc biệt khi họ xử lý các vấn đề tranh chấp trên Biển Đông. Các nhà khoa học vẫn thường gọi chiêu bài này của Trung Quốc là chiến lược “thử và đẩy”.

Hôm thứ Ba, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã kêu gọi "sự tham gia có ý nghĩa" của Đài Loan vào Liên Hợp Quốc, ca ngợi hòn đảo này như một "câu chuyện dân chủ thành công".

Mặc dù Đài Loan có thể tham gia với tư cách ít hơn một quốc gia thành viên đầy đủ. Nhưng bất kỳ động thái nào như vậy nhằm công nhận Đài Bắc sẽ khiến Bắc Kinh tức giận, vốn đã nói rõ rằng Đài Loan là một phần của Trung Quốc.

Việc Đài Loan tham gia tích cực vào một số cơ quan chuyên môn của Liên hợp quốc trong phần lớn 50 năm qua là bằng chứng về giá trị mà cộng đồng quốc tế dành cho những đóng góp của Đài Loan.

Tuy nhiên, gần đây, Đài Loan đã vấp phải sự phản đối gay gắt của Trung Quốc, khiến Đài Loan nằm ngoài các tổ chức quốc tế như Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Blinken nói: “Việc Đài Loan bị loại trừ làm suy yếu công việc quan trọng của LHQ và các cơ quan liên quan, tất cả đều được hưởng lợi rất nhiều từ những đóng góp của họ”.

Mỹ vẫn duy trì chính sách “mơ hồ chiến lược” mình đối với vấn đề Đài Loan, một mặt từ chối công nhận độc lập của hòn đảo này, trong khi Mỹ cũng không chủ quyền của Trung Quốc đối với Đài Loan.

Điều này có thể làm Bắc Kinh rất khó dự đoán, bởi vậy Trung Quốc hiện tại vẫn coi Đài Loan như một phép thử để thăm dò sự quyết tâm của Mỹ và các đồng minh của họ đối với chiến lược “một Trung Quốc” của mình.

Theo Đời sống
back to top