Vụ phóng tên lửa siêu thanh của Triều Tiên khiến Lầu Năm Góc hốt hoảng

Theo CNN, các quan chức hàng không và quân đội Mỹ tin rằng, vụ phóng tên lửa của Triều Tiên ngày 12/1 có thể gây ra mối đe dọa cho 'đất nước' và đã thực hiện các biện pháp phòng thủ ban đầu.

Ngay sau khi Bình Nhưỡng phóng tên lửa siêu thanh ngoài khơi bờ biển phía đông trong cuộc thử nghiệm vũ khí tên lửa chiến thuật, Bộ Tư lệnh Phương Bắc Mỹ, Bộ Chỉ huy Phòng thủ Đường không - Vũ trụ Bắc Mỹ (NORAD) và Cục Hàng không Liên bang (FAA) đều phản ứng như một cuộc tấn công và cố gắng xác định, đạn có thể bay tới lãnh thổ Mỹ hay không?

Để đề phòng, FAA đã tạm dừng các chuyến cất cánh từ một số sân bay dọc theo bờ biển phía Tây. Phát ngôn viên Lầu Năm Góc John Kirby, trả lời các phóng viên cho biết, tạm dừng cất cánh các chuyến bay là một phần của “hoạt động phối hợp và đồng thực hiện các biện pháp đối phó thông thường” của quốc phòng và hàng không dân dụng”.

Lần đầu tiên được thử nghiệm tháng 9/2021, tên lửa đạn đạo chiến thuật Hwasong-8 của Triều Tiên là vũ khí trang bị đầu đạn lướt siêu thanh đầu tiên, trở thành quốc gia thứ ba có trong biên chế loại vũ khí đặc biệt này chỉ sau Nga và Trung Quốc.

Các đầu đạn bay siêu âm sử dụng tên lửa đẩy thông thường để đạt độ cao cần thiết, Hwasong-8 sử dụng tên lửa đẩy tương tự ở giai đoạn đầu của tên lửa đạn đạo Hwasong-12. Sau đó đầu đạn lượn siêu âm sẽ tách ra và bay với tốc độ cao theo quỹ đạo không thể dự đoán, khả năng cơ động cao mặt phẳng ngang khiến các hệ thống phòng không hiện đại không thể đánh chặn hiệu quả.

Do có khả năng sống còn cao, tốc độ siêu thanh làm giảm thời gian cảnh báo cho mục tiêu. Tên lửa siêu thanh trở thành chủ đề trọng tâm trong các cuộc chạy đua vũ trang giữa các cường quốc từ tháng 3/2018, khi Tổng thống Nga Vladimir Putin công bố các loại vũ khí siêu thanh mới, sẽ được đưa vào biên chế vũ khí trang bị.

Do không còn hạn chế của Hiệp ước Lực lượng Hạt nhân Tầm trung INF sau năm 2019, vũ khí chiến thuật siêu thanh của Nga có thể được phóng từ đất liền, trên không và trên biển.

Những tên lửa chiến thuật siêu thanh của Nga là Kh-47K2 Kinzhal có tốc độ Mach 10, được đưa vào biên chế cuối năm 2017 và tên lửa Zicron có tốc độ Mach 9, biên chế vào Hải quân Nga cuối năm 2019. Trung Quốc cũng triển khai vũ khí siêu thanh chiến thuật, nhưng không có dữ liệu về tốc độ của đầu đạn.

Hwasong-8 Triều Tiên, theo Tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc cho biết có tốc độ Mach 10 trong lần thử nghiệm thứ 3 ngày 12/1/ 2022. Tên lửa này xếp cùng hạng với Kh-47M2 của Nga, 2 tên lửa chiến thuật nhanh nhất thế giới. Bình Nhưỡng tuyên bố tên lửa Triều Tiên đạt tốc độ cao hơn nữa khi được đưa vào biên chế.

Hwasong-8 dự kiến ​​có tầm bắn khoảng 5000 km, đặt các căn cứ quân sự Mỹ trên khắp Tây Thái Bình Dương trong tầm bắn. Tên lửa Kinzhal của Nga chỉ có tầm bắn 2000km, nhưng được phóng từ tiêm kích tầm cao MiG-31K Foxhound, cho phép tên lửa tấn công các mục tiêu xa hơn Hwasong-8.

Tên lửa Kinzhal tầm xa hơn đã được trang bị cho máy bay ném bom Tu-22M và có thể tấn công trên khoảng cách tới 3000km.

Chương trình Hwasong-8 và 3 lần phóng thành công từ tháng 11 đến tháng 1/2022 đưa Triều Tiên lên vị trí cao hơn về khả năng tấn công, đồng thời bổ sung cho những nỗ lực phát triển một loại tên lửa đạn đạo xuyên lục địa khả thi bằng tên lửa chiến thuật có khả năng mang đầu đạn hạt nhân.

Triều Tiên và Mỹ trong tình trạng chiến tranh trong 70 năm, mặc dù đã có nhiều nỗ lực từ hai phía, nhưng tình trạng chiến tranh vẫn chưa thể chấm dứt.

Theo Đời sống - Tri thức cuộc sống
Nga tung đòn hiểm, Kupyansk thất thủ

Nga tung đòn hiểm, Kupyansk thất thủ

Quân đội Nga đã tổ chức một làn sóng tấn công bất ngờ hiện đại khác, chiến trường tràn ngập máy bay không người lái, lực lượng thiết giáp Nga tiến công bất ngờ 10 km và thành công tiến vào thành phố Kupyansk nằm sau khu vực giao tranh.
back to top