So với dự báo trước đó của World Economic League Table hồi năm ngoái. Trung Quốc cần thêm 2 năm để đạt được mục tiêu này.
Trước đó, hôm 15/11, Bloomberg đã dẫn báo cáo của công ty tư vấn quản lý McKinsey & Co, một trong ba công ty tư vấn lớn nhất toàn cầu cho biết, tài sản ròng Trung Quốc đạt 120.000 tỷ USD, vượt mặt Mỹ - nước chỉ có 90.000 tỷ USD. Theo đó, Trung Quốc đã soán ngôi vị giàu nhất thế giới của Mỹ.
Cebr cũng cho biết, Ấn Độ có vẻ sẽ vượt qua Pháp trong năm 2022 và sau đó là Anh trong năm 2023 để giành lại vị trí nền kinh tế lớn thứ sáu trên thế giới. Bên cạnh đó, Đức đang trên đà vượt qua Nhật Bản về sản lượng kinh tế vào năm 2033. Nga có thể trở thành nền kinh tế trong Top 10 vào năm 2036 và Indonesia đang trên đà giành vị trí thứ chín vào năm 2034.
Ngoài ra, theo đánh giá của Cebr, sản lượng kinh tế thế giới sẽ lần đầu tiên đạt mốc 100.000 tỷ USD vào năm sau.
Ông Douglas McWilliams, Phó chủ tịch Cebr nhận xét, vấn đề quan trọng đối với năm 2020 là cách các nền kinh tế trên toàn cầu đối diện với lạm phát. Hiện lạm phát đã lên đến 6,8% tại Mỹ.
"Chúng tôi hy vọng một sự điều chỉnh tương đối trong chính sách vĩ mô sẽ đưa các nhân tố không nhất thời vào tầm kiểm soát" - ông nói.
Theo ông, nếu không làm được điều này, thế giới sẽ phải chống chọi với suy thoái vào năm 2023 hoặc 2024.