Nghi vấn Tel Aviv tấn công mạng, gây lên vụ nổ ở nhà máy hạt nhân của Iran

(khoahocdoisong.vn) - Ngày 11/4 tại trung tâm làm giàu uranium Natanz của Iran diễn ra sự cố mất điện, được cho là hậu quả của một vụ nổ, các quan chức Iran tuyên bố đây là một hành động phá hoại của Israel.

Iran không thông báo chính xác điều gì đã gây ra sự cố mất điện, đây là cơ sở được xây dựng kiên cố và bảo vệ nghiêm ngặt, thường xuyên là mục tiêu của các vụ phá hoại trước đây. Israel công khai từ chối xác nhận hoặc phủ nhận bất kỳ trách nhiệm nào, Nhưng các quan chức tình báo Mỹ và Israel, yêu cầu được giấu tên cho biết, có vai trò của Israel.

Thông tin ban đầu được thông báo trên các phương tiện truyền thông phương Tây và Israel cho biết nguyên nhân là do một vụ nổ lớn, phá hủy hoàn toàn hệ thống điện độc lập bên trong - cung cấp năng lượng cho các máy ly tâm dưới lòng đất làm giàu uranium.

Vụ mất điện tại cơ sở hạt nhân Natanz của Iran diễn ra vài giờ sau khi lô máy ly tâm làm giàu uranium mới được đưa vào hoạt động.

Có hai phiên bản trên truyền thông phương Tây và Israel. Trang The NewYork Times cho biết, sự cố là hậu quả của một vụ nổ có chủ ý.

Trang The Guardian đưa tin, Israel thừa nhận đã gây ra vụ tấn công mạng.

Các quan chức Iran gọi đây là một hành động phá hoại do Israel thực hiện.

Theo thông tin báo chí phương Tây, vụ nổ giáng một đòn mạnh vào khả năng làm giàu uranium của Iran và quốc gia này có thể sẽ mất ít nhất 9 tháng để khôi phục khả năng sản xuất của Natanz.

Điều này có thể buộc Iran cứng rắn hơn trong những cuộc đàm phán không chính thức với Mỹ về Thỏa thuận hạt nhân không chính thức với Mỹ.

Ali Akbar Salehi, lãnh đạo Tổ chức Năng lượng Nguyên tử Iran, mô tả vụ mất điện là một hành động “khủng bố hạt nhân” và tuyên bố, cộng đồng quốc tế phải đối đầu với mối đe dọa này.

Salehi nói: “Hành động tấn công vào địa điểm làm giàu Natanz cho thấy sự thất bại của những người phản đối sự phát triển hạt nhân và chính trị của đất nước chúng ta, của ngành công nghiệp hạt nhân của chúng ta. Vụ việc cũng cho thấy sự thất bại của những kẻ phản đối Iran đàm phán để giảm nhẹ các lệnh trừng phạt".

Vị trí nhà máy hạt nhân của Iran

Vị trí nhà máy hạt nhân của Iran

Nhà máy hạt nhân của Iran trước và sau vụ tấn công

Nhà máy hạt nhân của Iran trước và sau vụ tấn công

Dẫn lời của Guardian, Bộ trưởng Quốc phòng Israel, Aviv Kochavi, cho biết "các hoạt động của Israel ở Trung Đông không cần thiết phải che giấu đối với kẻ thù".

Israel không áp dụng các hạn chế kiểm duyệt đối với truyền thông, cung cấp các thông tin nhạy cảm như vẫn thường làm sau các vụ tấn công tương tự trước đó và vụ tấn công được truyền thông Israel đưa tin rộng rãi, dù chính quyền Israel không công khai thừa nhận điều này.

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu nói "cuộc đấu tranh chống Iran và các lực lượng ủy nhiệm của nước này cũng như các nỗ lực trang bị vũ khí của Iran là một sứ mệnh to lớn và lâu dài". Ông nhấn mạnh: “Tình huống ngày hôm nay sẽ không nhất thiết là tình hình vào ngày mai”.

Ngoại trưởng Mỹ đến ở Tel Aviv vào ngày 11/4, làm rõ quan điểm của Washington về tình hình Trung Đông đối với các quan chức Israel. Sau khi gặp Ngoại trưởng Mỹ, Bộ trưởng Quốc phòng Israel Benny Gantz cho biết:

"Chúng tôi sẽ hợp tác chặt chẽ với các đồng minh Mỹ để đảm bảo rằng bất kỳ thỏa thuận mới nào với Iran sẽ hướng tới bảo vệ lợi ích quan trọng của thế giới, của Mỹ, ngăn chặn một cuộc chạy đua vũ trang nguy hiểm trong khu vực và bảo vệ nhà nước Israel".

Phó Tổng thống Iran Ali Akbar Salehi tuyên bố: Tehran coi sự cố hôm nay liên quan đến lưới điện của nhà máy hạt nhân Natanz là một hành động “khủng bố hạt nhân”.

Salehi nói: “Iran lên án cuộc tấn công kinh khủng này và nhắc nhở cộng đồng quốc tế và Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế về sự cần thiết phải ngăn chặn các hành động khủng bố hạt nhân như vậy”.

Phó tổng thống nói thêm: nước cộng hòa Hồi giáo có quyền phản ứng thích hợp với bất kỳ ai mà Tehran phát hiện chịu trách nhiệm trong vụ tấn công. Đồng thời, Salehi mô tả sự cố hôm nay tại nhà máy hạt nhân là "bằng chứng" cho thấy kẻ thù của Iran đã "thất bại" trong việc cản trở sự thành công của đất nước trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân và trong các cuộc đàm phán. Có thể ông muốn nói đến các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Tehran về việc cả hai đều quay trở lại Thỏa thuận Hạt nhân Iran (JCPOA).

Sự cố mất điện tại nhà máy Natanz diễn ra một ngày sau khi Tổng thống Iran Hassan Rouhani tuyên bố bắt đầu sử dụng các máy ly tâm tiên tiến mới để làm giàu uranium - IR-6 và IR-5. Tehran trước đó từng bị cấm sử dụng bất kỳ máy ly tâm nào ngoại trừ những máy ly tâm thế hệ đầu tiên theo Kế hoạch Hành động Toàn diện Chung (JCPOA, còn được gọi là Thỏa thuận hạt nhân Iran). Nhưng Iran cũng bắt đầu thực hiện các kế hoạch của mình kể từ khi Mỹ rút khỏi hiệp ước năm 2018. Giờ đây, Mỹ và Iran đang cố gắng thống nhất các điều khoản để quay trở lại tuân thủ JCPOA.

Tờ báo The Jerusalem Post công bố một bài viết, khẳng định rằng sự cố ngày 11.4 tại Natanz không phải là một "tai nạn", mà là kết quả của một cuộc tấn công mạng và gây ra thiệt hại lớn cho nha máy. Hãng truyền thông không tiết lộ nguồn tin nhưng cáo buộc Israel có thể đứng sau vụ tấn công mạng có chủ đích.

Nếu thông tin này là sự thật, đây sẽ là lần thứ hai Natanz bị tấn công mạng. Năm 2010, Tehran tuyên bố, một số máy ly tâm bị hỏng do các hành động của tin tặc mà không nêu rõ mức độ hỏng hóc cũng như nhóm tin tặc nào chịu trách nhiệm cho vụ tấn công.

Một số công ty an ninh mạng cho biết, một loại vi-rút có tên Stuxnet được phát tán vào không gian mạng thời gian gần đây, được thiết kế nhắm vào các hệ thống máy tính cụ thể hoạt động trên Hệ điều hành Windows, vận hành thiết bị công nghiệp của Siemens đang được các cơ sở hạt nhân Iran sử dụng. Virus lây nhiễm vào hệ thống điều hành các máy ly tâm, khiến các máy này quay với tốc độ cực lớn và tự phá hủy.

Một số thông tin mạng xã hội Ả rập cho biết, Stuxnet do các chuyên gia Mỹ và Israel phát triển, các hacker của Tel Aviv đã tung lên mạng nhằm tấn công nhà máy hạt nhân của Iran. Cả Washington và Tel Aviv đều không xác nhận hay bác bỏ những thông tin này.

Israel đang quyết đoán hơn trong việc tấn công Iran. Tháng 11/2020, nhà khoa học hạt nhân hàng đầu của Iran, Mohsen Fakhrizadeh bị ám sát, Tehran cáo buộc Tel Aviv đã thực hiện vụ tấn công này.

Iran tuyên bố, tình báo Israel đã sử dụng trí thông minh nhân tạo để xác định Fakhrizadeh, sau đó bắn hạ bằng vũ khí tự động điều khiển từ xa. Chiếc xe tải nhỏ chở vũ khí sau đó tự phát nổ hủy diệt vật chứng.

Mặc dù đã nhiều lần tuyên bố sẽ trả đũa Israel nhưng Iran chưa từng có hành động phản ứng trực tiếp nào. Có thể Iran đang cố gắng tìm cách tránh một cuộc xung đột giữa hai cường quốc ở Trung Đông.

Theo TGO
back to top