Lính tăng Nga sử dụng kinh nghiệm Syria, lắp giáp lồng trên tháp pháo

Một xe tăng T-80 trên bán đảo Crimea có cấu trúc bộ giáp lồng đặc biệt. Giáp lồng loại này ngày càng xuất hiện nhiều trên xe tăng Nga, chủ yếu để bảo vệ thiết giáp trước tên lửa chống tăng hiện đại và UAV vũ trang.

Trong xu hướng cải tiến khả năng phòng thủ tốt hơn cho xe tăng Nga, giải pháp này xuất phát từ kinh nghiệm cuộc chiến tranh Syria và xung đột ở Nagorno-Karabakh, có khả năng làm giảm hiệu quả của những tên lửa dẫn đường có điều khiển hiện đại như Javelin, đạn lượn thông minh và các loại đạn chống tăng có điều khiển phóng từ UAV chiến đấu.

Các cấu trúc tấm chắn lưới dạng lồng được gia cố trên đỉnh tháp pháo của xe tăng Nga là các thanh kim loại thô nhằm bảo vệ chống lại các cuộc tấn công từ phía trên.

Theo truyền thống, bảo vệ xe tăng tập trung vào hai bên sườn và phía trước thân xe và tháp pháo. Hiện chưa có bất kỳ chuẩn hóa nào về khái niệm này, cho thấy giáp lồng được coi là thử nghiệm hoặc tự thiết kế.

Một số nhà quan sát cho rằng những giáp lồng gắn trên tháp pháo này là giải pháp chống lại những mối đe dọa gây ra bởi tên lửa dẫn đường chống tăng tiên tiến ATGM, như Javelin, tấn công từ trên cao, và hiện đang có trong biên chế của quân đội Ukraine .

Chức năng chính của giáp lồng là bảo vệ chống lại bom, đạn phóng từ các UAV, đạn chống tăng lượn thông minh và làm giảm khả năng xuyên giáp của ATGM thông minh cơ chế “bắn – quên” tấn công vào phần trên tháp pháo.

Đối với tên lửa chống tăng Javelin, giáp lồng làm giảm hiệu quả đầu đạn xuyên kép, có mục đích chống giáp phản ứng nổ (ERA).

Xe tăng T-72B3 Nga gắn giáp lồng gắn trên đỉnh tháp pháo và các "túi" ERA bổ sung trong cuộc diễn tập Quân khu phía Nam mùa hè năm 2021.

Quân đội Nga đang rút kinh nghiệm từ cuộc xung đột Nagorno-Karabakh, khi lực lượng Azerbaijan sử dụng UAV Bayraktar TB2 do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất, trang bị đạn dẫn đường chính xác MAM-L và các vũ khí có điều khiển tấn công lực lượng Armenia. Các loại vũ khí như MAM-L, đạn súng cối và đạn phóng lựu đạn không có khả năng xuyên giáp nhưng có thể phá hủy trang thiết bị ngoài xe, đặc biệt khi sử dụng với số lượng lớn.

Điểm đáng chú ý quân đội Ukraina hiện đang có trong biên chế tên lửa chống tăng hiện đại Javelin, UAV Bayraktar TB2 và bom, đạn MAM-L. Các lực lượng Ukraine cũng đang tăng cường sử dụng các UAV nhỏ, đơn giản, bao gồm cả máy bay quadcopters, trang bị đạn cối và các loại đạn nổ khác tấn công các lực lượng dân quân vùng Donbass.

Quân đội Ukraina sử dụng UAV ném bom chiến tuyến lực lượng dân quân Donbass

Ukraina cũng có thể sẽ mua sắm các loại đạn lượn thông minh Harop để tấn công lực lượng dân quân Donbass, tình huống này buộc các xe tăng thiết giáp phải có các giải pháp bảo vệ tăng cường.

Ngoài lớp bảo vệ kiểu lồng, xe tăng Nga được trang bị các loại giáp khác, bao gồm các tấm chắn kim loại áp xung quanh thân và phía sau tháp pháo. Những loại áo giáp này xuất hiện khá thường xuyên trong các cuộc xung đột ở Libya và Syria, ngăn chặn các loại đạn chống tăng RPG và tên lửa chống tăng có điều khiển ATGM.Giáp cũng là trang thiết bị chủ lực trong cuộc chiến ở Iraq.

Blogger quân sự Petri Mäkelä xác định trên trang Vantage Point North của mình, các xe tăng Nga được tăng cường cho giáp phản ứng nổ là lớp bao cát nhỏ, gắn trên khung vật liệu nhẹ xung quanh xe tăng. Loại giáp tự chế này được sử dụng kết hợp với các lồng chống lại các tên lửa chống tăng có điều khiển ATGM.

Xe tăng của Nga đã có các hệ thống bảo vệ tích cực như hệ thống gây nhiễu điện quang Shtora. Một lượng nhỏ xe tăng T-90M và T-72B3 mới nhất có hệ thống bảo vệ tích cực Arena -M, có thể ngăn chặn hầu hết các tên lửa chống tăng và đạn HEAT hoặc hệ thống tạo khói mù azot, có thể vô hiệu hóa các loại đạn có điều khiển.

Nhưng những hệ thống này rất khó tiếp cận và sử dụng với các quốc gia và lực lượng dân quân đang có trong biên chế các xe tăng và thiết giáp Nga. Giáp lồng có thể là một giải pháp hiệu quả trong các cuộc xung đột cường độ thấp tương lai.

Theo Đời sống - Tri thức cuộc sống
back to top