Hạt sen chứa nhiều giá trị dinh dưỡng, với 100g hạt sen chứa khoảng 350 calo, hơn 60g carbohydrate, 17g protein và nhiều thành phần khác như chất béo, natri, canxi, kali, photpho... Hạt sen không gây béo phì và vẫn mang lại nguồn dinh dưỡng an toàn. Do đó, hạt sen thường được chọn lựa là thực phẩm ăn kiêng an toàn.
Ảnh minh họa |
Tuy nhiên, phải sử dụng đúng đắn “dược liệu “ này mới có thể phát huy được tác dụng của nó đối với sức khỏe. Dưới đây là những người không nên sử dụng loại hạt này:
Người mắc bệnh tiêu hóa
Theo Đông y, hạt sen có tính bình và không có độc tính. Vì vậy, nếu sử dụng hạt sen đúng cách hoặc với liều lượng phù hợp, nó có thể có tác dụng kích thích tiêu hóa và chữa trị các vấn đề về đường tiêu hóa.
Tuy nhiên, sử dụng quá nhiều hạt sen có thể dẫn đến tình trạng đầy bụng, khó tiêu và táo bón, do hạt sen chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Nếu bạn đang bị rối loạn tiêu hóa hoặc có vấn đề về hệ tiêu hóa, nên hạn chế sử dụng hạt sen.
Người bị mất ngủ
Hạt sen thường được coi là một giải pháp tốt để chữa trị mất ngủ, nhưng điều này là một nhận định sai lầm. Thực tế, hạt sen không có tác dụng chữa mất ngủ đáng kể.
Trong hạt sen, thành phần quan trọng để chữa trị mất ngủ là tâm sen, được tách ra từ búp hạt. Do đó việc sử dụng hạt sen để cải thiện tình trạng bị mất ngủ không mang lại hiệu quả. Nếu muốn sử dụng tâm sen để trị mất ngủ, bạn cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ Đông y để sử dụng đúng liều lượng.
Người mắc bệnh tim
Người bệnh tim mạch cũng là đối tượng không nên ăn hạt sen, nhất là hạt sen còn nguyên tâm sen. Bởi trong tâm sen có chứa nhiều alkaloid. Chất này sẽ gây tác động lực mạnh và làm ảnh hưởng tới tim.
Bởi vậy, bệnh nhân tim mạch nên loại bỏ tâm sen khi muốn sử dụng. Hoặc an toàn nhất nên hỏi ý kiến bác sĩ về liều lượng và thời gian sử dụng để tránh ảnh hưởng tới sức khoẻ và tính mạng.
Ảnh minh họa |
Người bị bệnh gout, sỏi thận
Hạt sen, tuy là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng với nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng lại chứa một hợp chất cần được lưu ý, đó là purine. Purine là một hợp chất tự nhiên có trong nhiều loại thực phẩm, khi vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành axit uric.
Hàm lượng purine trong hạt sen tuy không cao như một số loại thực phẩm khác (như nội tạng động vật, hải sản), nhưng nếu ăn quá nhiều, đặc biệt là khi cơ thể đang có vấn đề về chuyển hóa purine, có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút hoặc làm bệnh gout trở nên nặng hơn. Axit uric tích tụ quá mức cũng có thể hình thành sỏi thận, gây đau đớn, tiểu ra máu và các biến chứng nguy hiểm khác.
Trẻ em
Nhiều người thường nghĩ, hạt sen có chứa nhiều chất bổ dưỡng nên thường xay nhỏ hạt sen rồi nấu cháo cho trẻ ăn. Tuy nhiên đây lại là điều vô cùng có hại.
Do hạt sen giàu dinh dưỡng nên có thể làm cho trẻ khó tiêu hóa. Trong khi, hệ thống tiêu hóa của trẻ rất nhạy cảm do còn non yếu, nếu ăn nhiều hạt sen còn có thể gây ra dị ứng và mẩn đỏ.