8 nhóm người nên hạn chế uống sữa vào buổi sáng

Sữa rất tốt và giàu chất dinh dưỡng tuy nhiên không phải ai cũng có thể uống được, nhất là vào thời điểm buổi sáng.

Sữa là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, chứa đầy đủ các nhóm chất cần thiết cho cơ thể như protein, lipit, đường, vitamin và các khoáng chất.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Chất khoáng trong sữa có nhiều: Calci, Kali, Phospho,... vì vậy sữa là thức ăn gây kiềm. Sữa là nguồn thức ăn cung cấp Calci quan trọng cho trẻ em. Sữa cung cấp chủ yếu Vitamin A, B1, B2, còn các vitamin khác không đáng kể. Tuy nhiên, những người bị bệnh dưới đây cần chú ý thời điểm uống sữa để đảm bảo sức khỏe nhé.

Người mắc bệnh viêm túi mật và viêm tuyến tụy

Dịch mật và dịch tụy tham gia trong quá trình tiêu hóa chất béo trong sữa. Vì thế khi sử dụng sữa cho bữa sáng sẽ khiến tình trạng bệnh gia tăng và khó chữa trị hơn.

Người sau khi làm phẫu thuật ở vùng bụng

Sau khi làm phẫu thuật ở vùng bụng bệnh nhân thường có cảm giác đầy hơi, khó chịu. Trong khi đó, sữa lại chứa nhiều chất béo và casein, khi kết hợp với men tiêu hóa trong đường ruột sẽ biến thành thể khí gây trướng bụng, đầy hơi, bất lợi cho quá trình phục hồi chức năng nhu động ruột.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Người mắc chứng thiếu máu

Những người mắc chứng bệnh này nếu uống sữa vào buổi sáng sẽ khiến lượng chất sắt có trong sữa kết hợp với canxi và phốt phát tạo thành một hợp chất không hòa tan, ảnh hưởng tới sự hấp thụ sắt của cơ thể.

Người bị trào ngược dạ dày thực quản

Khi ăn những loại thực phẩm nhiều chất béo, họ thường sẽ bị co bóp cơ vòng thực quản dưới. Trong khi đó, sữa lại chứa rất nhiều chất béo nên những người bị trào ngược dạ dày thực quản khi uống sữa vào buổi sáng sẽ làm tăng sự trào ngược của dịch dạ dày hoặc dịch ruột. Điều này khiến cho dạ dày bị tổn thương nghiêm trọng.

Người mắc bệnh viêm đường tiêu hóa

Sữa sẽ làm giảm mức độ ảnh hưởng của acid trong dạ dày với chứng viêm nhiễm. Tuy nhiên, nếu sử dụng các loại thực phẩm này vào buổi sáng khi bụng đang trống rỗng thì dịch dạ dày lại có thể tăng. Lâu dần sẽ dẫn tới tình trạng viêm nhiễm thêm trầm trọng, gây cảm giác đau bụng, khó chịu.

Người đang sử dụng thuốc kháng sinh

Nếu bạn uống sữa khi đang dùng các loại thuốc kháng sinh hoặc erythromycin sẽ gây ra phản ứng hóa học. Do vậy, bạn phải một uống sữa và thuốc cách nhau ít nhất 1 tiếng đồng hồ.

Người dị ứng với sữa

Có người sau khi uống sữa sẽ bị đau bụng, tiêu chảy, thậm chí xuất hiện tình trạng viêm mũi, hen suyễn hoặc nổi mề đay. Do vậy, những người có cơ địa dị ứng không nên dùng sữa.

Người bị bệnh gút

Bệnh gút là bệnh do rối loạn chuyển hóa purine trong khi sữa đậu nành lại có hàm lượng purine cực kỳ cao. Người bị gút uống sữa đậu nành càng khiến bệnh trở nên nặng hơn.

Một số lưu ý khi uống sữa

Chỉ nên uống 150 - 200ml sữa mỗi ngày. Nếu uống quá nhiều sữa sẽ làm phản tác dụng và gây ra nhiều tác dụng phụ. Khi uống, nên uống sữa ấm, không nên cho đường (nhất là đường đỏ) vào khi sữa đang nóng vì sẽ làm sản sinh ra lysine gốc glucose gây hại cho cơ thể. Không nên uống sữa bò khi vừa vắt xong. Nếu có thể, uống sữa với tinh bột nghệ để làm tăng sức đề kháng của cơ thể, chống viêm, kháng khuẩn và ngăn ngừa nhiều bệnh. Những người mắc bệnh viêm khớp mãn tính thực sự nên uống một ly sữa nghệ ấm để giảm các triệu chứng viêm, đau vào ban đêm. Bạn nên uống sữa trước khi đi ngủ 30 phút để sữa phát huy hiệu quả với sức khỏe tốt nhất.

Theo Đời sống
back to top