Dọc mùng - "máy dọn dẹp" mỡ thừa nhưng cần lưu ý với một số người

Trong đời sống hằng ngày, dọc mùng được chế biến làm các món ăn như canh, bún, nộm, luộc thậm chí muối như dưa chua. Dọc mùng hợp với các món giàu chất đạm. Ngày hè, dọc mùng được nhiều người ưa thích vừa thanh mát, giải độc, ngon miệng.

Theo Đông y, dọc mùng có vị nhạt, tính mát và hơi có độc và thường được dùng để thanh nhiệt giải khát. Bên cạnh đó, cứ trong khoảng 100g dọc mùng thì chứa 95g nước, 0,25g protein và lượng bột đường là 3,8g. Dọc mùng cũng chứa lượng lớn phốt pho, kali, canxi, magie, sắt... và một số chất khác có lợi cho sức khỏe. Đặc biệt, dọc mùng giàu chất xơ có tác dụng thẩm thấu chất béo và cholesterol, cản trở quá trình hấp thu các chất này ở trong ruột.

Dọc mùng - "máy dọn dẹp" mỡ thừa nhưng cần lưu ý với một số người. Ảnh minh họa

Dọc mùng - "máy dọn dẹp" mỡ thừa nhưng cần lưu ý với một số người. Ảnh minh họa

Một số lợi ích mà dọc mùng mang lại cho sức khỏe

Phòng ngừa bệnh Scorbut: Đây là tình trạng thiếu vitamin C gây suy nhược. Một số triệu chứng sẽ xảy ra do sự suy yếu của cấu trúc xương, mạch máu và các mô liên kết đều liên quan đến collagen mà vitamin C là chất không thể thiếu để sản xuất ra nó.

Trị mụn hiệu quả: Do tính mát đặc trưng và lượng kẽm có trong dọc mùng nên giúp loại bỏ mụn trứng cá. Ngoài ra, nó còn có thể giúp mờ sẹo mụn, giúp làn da của bạn khỏe mạnh hơn.

Cân bằng nội tiết tố: Kẽm trong dọc mùng có tác dụng tích cực đến khả năng sinh sản và nội tiết tố. Kẽm là yếu tố cần thiết để sản xuất progesterone và estrogen, hỗ trợ sức khỏe sinh sản.

Ngăn ngừa các bệnh về mắt: Vitamin E có trong dọc mùng giúp giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng, một bệnh về mắt cũng là nguyên nhân gây mù lòa. Các bác sĩ cũng tin rằng vitamin A và E có thể giúp cải thiện thị lực.

Cải thiện chứng mất ngủ: Magie là thành phần có trong dọc mùng giúp người bệnh có một giấc ngủ ngon. Những người có mức tiêu thụ magie thấp có nguy cơ mất ngủ cao.

Một số nghiên cứu cho thấy những người có bổ sung magie có thể làm tăng hiệu quả giấc ngủ. Tác dụng này là do magie giúp giảm các triệu chứng mất ngủ hiệu quả, tăng cường hiệu quả giấc ngủ, khởi phát giấc ngủ và thời gian ngủ.

Ngăn ngừa bệnh tim: Magiê làm dịu thần kinh và ngăn ngừa rối loạn nhịp tim, tổn thương cơ và căng thẳng. Việc thiếu magiê trong cơ thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.

Ai không nên ăn dọc mùng?

Người bị bệnh gút hoặc khớp

Các bác sĩ khuyên người bị bệnh gút, viêm khớp hạn chế ăn dọc mùng. Bởi nó có chứa các hợp chất làm tăng tốc độ tăng chỉ số axit uric trong máu sẽ khiến bệnh tình trở nên trầm trọng hơn. Các bác sĩ còn cho rằng ăn nhiều dọc mùng có thể làm tăng nồng độ axit uric trong máu lên tới 15%. Vì vậy, những người mắc bệnh gút, viêm khớp nên hạn chế ăn dọc mùng để tránh tình trạng bệnh nặng hơn.

Người có cơ địa dị ứng không nên ăn rau dọc mùng

Các bác sĩ khuyến cáo rằng, những người mang cơ địa dị ứng, mang gene đặc biệt thì nên tránh ăn rau dọc mùng vì có thể dẫn tới sốc phản vệ, nhẹ thì gây mẩn ngứa, nặng thì tắc phế quản, ngạt thở, giãn mạch máu dẫn đến trụy tim mạch và có thể gây tử vong.

Các bác sĩ cho rằng triệu chứng của dị ứng dọc mùng thường đi kèm với dấu hiệu ngứa miệng, phát ban, sưng môi, lưỡi, khó thở... Trường hợp nặng sẽ là phù nề đường hô hấp, sưng họng, mất ý thức... bệnh cần được phát hiện xử trí kịp thời, nhanh chóng trước khi ảnh hưởng đến tính mạng.

Theo Đời sống
back to top