Những ai không nên giác hơi?

Giác hơi là phương pháp trị liệu an toàn và hiệu quả trong y học cổ truyền. Dù không xâm lấn, không dùng thuốc nhưng vẫn có các trường hợp chống chỉ định giác hơi.
Mới đây, một trường hợp nam thanh niên 20 tuổi bị ung thư máu, tự ý úp bát có hơi nóng (kiểu giác hơi) tại nhà đã khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng và có nguy cơ tử vong.
Nhung nguoi tranh tuyet doi giac hoi keo nguy hiem tinh mang
Hình ảnh tổn thương của bệnh nhân sau khi úp bát giác hơi tại nhà tự điều trị. Ảnh: Dân Việt
Theo đó, bác sĩ CK.I Nguyễn Văn Quân, Phụ trách bộ phận Ngoại ung bướu, Trung tâm Ung bướu và Y học hạt nhân (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai) cho biết, bệnh nhân nhập viện trong tình trạng mũi chảy nhiều máu đỏ tươi, phần da bụng phỏng nhiều nước, có tổn thương khá nặng. Hiện tại, bệnh nhân đang được điều trị triệu chứng các tổn thương ngoài da, cầm máu mũi, chăm sóc dinh dưỡng, nhưng do tình trạng nặng nên tiên lượng tử vong cao.
Giác hơi là liệu pháp lợi dụng áp suất âm trong dụng cụ giác nhằm gây hiện tượng sung huyết tại chỗ để giải độc cơ thể, chữa bệnh. Những vật dụng dùng để giác hơi bao gồm: ống nứa, ống thủy tinh, lọ nhỏ hoặc cốc nhỏ để làm dụng cụ giác cùng với bông, nước ấm hoặc cồn.
Trường hợp trên là một ví dụ điển hình cho thấy sự nguy hiểm khi tự ý áp dụng phương pháp giác hơi.
Những người tránh tuyệt đối giác hơi
Giác hơi là phương pháp trị liệu an toàn và hiệu quả trong y học cổ truyền. Dù không xâm lấn, không dùng thuốc nhưng vẫn có các trường hợp chống chỉ định giác hơi:
Nhung nguoi tranh tuyet doi giac hoi keo nguy hiem tinh mang-Hinh-2
Giác hơi là liệu pháp giải độc cơ thể ngày càng được ưa chuộng nhưng nếu lạm dụng hoặc dùng sai cách sẽ rất nguy hiểm. Ảnh: Báo Kinh tế & Đô thị
- Những người mắc bệnh thận, phổi có hiện tượng thiếu máu, xuất huyết dưới da, phù thũng toàn thân, thiếu tiểu cầu không nên giác hơi. Việc tự ý giác hơi khi đang mắc các bệnh trên là rất nguy hiểm và có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
- Người mắc bệnh tâm thần, suy nhược thần kinh, thường xuyên bị chuột rút không thích hợp để giác hơi, đặc biệt đối với một số bệnh nhân bị động kinh. Nếu bạn muốn giác hơi, nên làm điều đó khi tình trạng sức khỏe đã trở nên ổn định.
- Người gầy, cơ da đàn hồi kém, quá no, quá đói hoặc say rượu cũng không nên giác hơi.
- Những người đau vùng thắt lưng, vùng bụng dưới, phụ nữ có thai, đang thời kỳ kinh nguyệt, cho con bú.
- Những người đang sốt phát ban, mê sảng, co giật toàn thân…
- Bệnh nhân bị gãy xương không thích hợp để tham gia dịch vụ giác hơi khi sức khỏe xương khớp của chưa hồi phục hoàn toàn. Tại thời điểm này, giác hơi có thể ảnh hưởng đến quá trình lành vết thương gãy xương, kéo dài thời gian dưỡng thương.
- Những người có xu hướng chảy máu (dễ bị chảy máu với bất kỳ nguyên nhân nào) cũng không thích hợp để trải nghiệm dịch vụ giác hơi. Bởi vì giác hơi có khả năng gây ra hiện tượng chảy máu lớn ở nhóm người này so với người bình thường.
Việc tự ý giác hơi tại nhà hoặc tìm đến những người không có chuyên môn để thực hiện là vô cùng nguy hiểm. Để bảo vệ sức khỏe của bản thân, chúng ta nên tham khảo ý kiến của bác sĩ và lựa chọn những phương pháp điều trị an toàn, hiệu quả.
Theo Đời sống
5 "chìa khoá" vàng chế biến thực phẩm, phòng tránh ngộ độc

5 "chìa khoá" vàng chế biến thực phẩm, phòng tránh ngộ độc

Phòng tránh ngộ độc thực phẩm bao gồm nhiều quá trình như chọn thực phẩm an toàn, bảo quản thực phẩm chưa chế biến và đã chế biến, giữ vệ sinh trong lúc chế biến thức ăn, ăn uống hợp vệ sinh với nguyên tắc ăn chín uống sôi...
back to top