Thời tiết giao mùa, nên ăn gì để tăng cường sức đề kháng?

Thời điểm giao mùa, sức đề kháng của con người kém hơn bình thường nên rất dễ mắc bệnh. Để bảo vệ sức khỏe trong giai đoạn này, chế độ dinh dưỡng cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng.

Thời điểm giao mùa cơ thể dễ mắc bệnh nhất. Bởi lúc này thời tiết thường hanh khô nên rất dễ viêm họng, viêm mũi , cảm lạnh và mắc bệnh tiêu hóa. Nếu không biết cách bảo vệ sức khỏe trong lúc này thì cơ thể sẽ dễ dàng suy yếu, làm ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như nhan sắc.

Vậy vào mùa thu, chúng ta cần bảo vệ sức khỏe thế nào? Theo các chuyên gia, bệnh tật không chỉ đến từ thời tiết mà còn liên quan đến thói quen ăn uống mỗi ngày.

Khoai lang

Khoai lang được đánh giá là một trong những thực phẩm tốt nhất trong thời tiết giao giao mùa. Nó có tác dụng ngăn ngừa ung thư, chống táo bón, giảm béo, thường xuyên ăn khoai lang có thể kéo dài tuổi thọ.

Khi thời tiết thay đổi, từ nóng chuyển sang lạnh, nhiều người dễ bị sốt vì cảm, không ra được mồ hôi. Ăn khoai lang có thể giúp người bệnh ra mồ hôi, giảm sốt. Người bệnh chỉ cần nấu khoai lang trắng với cải bẹ xanh và ăn thay cơm.

Tuy nhiên, các trường hợp tiêu chảy, viêm dạ dày đa toan, đường huyết thấp nên tránh ăn khoai lang.

Cam, chanh - Phòng chống dị ứng rất tốt

Dị ứng là bệnh rất phổ biến khi thời tiết giao mùa, để phòng bệnh này, cần tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Cam, chanh đều có chứa nhiều vitamin C, có tác dụng chống lại hoạt tính của histamin, một chất gây dị ứng mạnh trong cơ chế gây ra dị ứng, giảm được hiện tượng mề đay, giúp tăng cường hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng để cơ thể chống lại vi khuẩn.

Vitamin C trong cam chanh không chỉ hỗ trợ các tế bào chống khuẩn mà còn tiêu diệt virus trong màng dịch nhầy ở mũi và ở cổ họng, giảm chứng dị ứng.

Sữa chua

Sữa chua không chỉ là món ăn nhẹ ngon miệng mà còn là một đồng minh đắc lực cho sức khỏe, đặc biệt là trong việc tăng cường hệ miễn dịch. Điều này là nhờ vào nguồn cung cấp dồi dào probiotic có trong sữa chua. Probiotic, hay còn gọi là vi khuẩn có lợi, đóng vai trò then chốt trong việc duy trì sự cân bằng của hệ vi sinh đường ruột - một hệ sinh thái phức tạp gồm hàng nghìn tỷ vi sinh vật.

Điều đáng kinh ngạc là 70% tế bào miễn dịch của cơ thể chúng ta lại tập trung tại đường ruột. Chính vì vậy, một hệ vi sinh đường ruột khỏe mạnh, cân bằng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả. Probiotic trong sữa chua giúp kiểm soát sự phát triển của các vi khuẩn có hại, ngăn ngừa chúng gây viêm nhiễm và kích thích hệ miễn dịch sản xuất các kháng thể cần thiết.

Ớt chuông đỏ

Ớt chuông đỏ chứa gấp đôi lượng vitamin C so với cam, quýt vì vậy có thể trở thành một lựa chọn tuyệt vời để tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng, đặc biệt là trong thời điểm giao mùa, khi cơ thể dễ bị tấn công bởi các tác nhân gây bệnh. Không chỉ dừng lại ở vitamin C, ớt chuông đỏ còn chứa một lượng lớn beta carotene, một chất chống oxy hóa mạnh mẽ có khả năng chuyển hóa thành vitamin A trong cơ thể.

Vitamin A đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ các tế bào khỏi sự tấn công của các gốc tự do, những phân tử không ổn định có thể gây tổn thương tế bào và dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, bao gồm cả ung thư và lão hóa sớm.

Nấm hương

Vào mùa thu nếu tăng cường ăn nấm hương, cơ thể sẽ dễ dàng thải độc, dưỡng khí huyết và cường tráng tỳ vị. Một vài nghiên cứu khác còn xác nhận rằng, nấm hương giúp ngăn ngừa sự phát triển của khối u dẫn đến ung thư.

Táo tàu

Táo tàu có tác dụng an thần, ích trí bổ não, tăng cảm giác thèm ăn, nâng cao sức đề kháng. Ngoài ra, táo tàu còn có thể phòng và điều trị bệnh huyết áp cao, loãng xương và thiếu máu. Vì vậy, đây là thực phẩm bổ dưỡng đặc biệt tốt trong thời tiết giao mùa cho người già và trẻ nhỏ.

Ngoài ra, do táo tàu có chứa một số lượng lớn các chất chống dị ứng như cyclic adenosine monophosphate nên nó có thể ngăn chặn sự xuất hiện các triệu chứng của bệnh dị ứng.

Đậu phụ

Vào thu thì chúng ta nên chọn các loại thực phẩm càng dễ tiêu càng tốt. Vì lúc này, ruột đang tương đối mỏng manh nên ăn nhiều thức ăn dầu mỡ sẽ gây hại cho hệ tiêu hóa. Cho nên, hãy dùng một trong những thực phẩm đại bổ được ví là "tốt hơn yến sào" vào lúc sang thu chính là đậu phụ.

Hầu hết các loại đậu phụ đều có tác dụng tỳ vị, xua tan khí ẩm, thanh nhiệt, giải độc rất phù hợp cho thời điểm này. Đối với phụ nữ nói riêng, nó còn giảm các triệu chứng tiền mãn kinh , ngừa rụng tóc và làm giảm quá trình lão hóa từ trong ra ngoài. Ngoài việc ăn như bình thường, bạn có thể chế mặt nạ từ đậu phụ để giữ độ đàn hồi da và làm căng cơ mặt.

Theo Đời sống
Mật ong có "hạn sử dụng" bao lâu?

Mật ong có "hạn sử dụng" bao lâu?

Mật ong vừa là thực phẩm giúp tạo ra nhiều món ăn và thức uống thơm ngon, vừa là bài thuốc dân gian chữa bệnh hiệu quả. Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc mật ong có hạn sử dụng không và sử dụng trong bao lâu là tốt nhất?
back to top