Cách ly F1 ở nhà, Hà Nội sẽ ít lây nhiễm chéo

Trước việc Hà Nội dè dặt thí điểm cách ly F1 ở nhà, PGS.TS Trần Đắc Phu cho rằng, không cần cách ly tập trung F1, trừ những người thiếu điều kiện ở nhà. Cách ly ở nhà sẽ bớt lây nhiễm.
cach-ly-hn-o-nha.jpg

Trao đổi về vấn đề số ca nhiễm trong khu cách ly tại Hà Nội tăng cao (ngày 18/11, Hà Nội ghi nhận 277 ca mắc mới, trong đó có 137 ca trong khu cách) và việc Hà Nội vẫn dè dặt thí điểm cho F1 cách ly tại nhà, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, cố vấn Cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp các sự kiện y tế công cộng cho biết, hiện nay Hà Nội nên thực hiện cách ly F1 tại nhà. Chỉ những ai không đủ điều kiện cách ly như phòng ốc, cơ sở vật chất không đảm bảo thì mới cách ly tập trung.

PGS.TS Trần Đắc Phu phân tích, ưu điểm của việc cách ly tập trung là nếu thực hiện nghiêm và đúng quy định, thì cách ly tập trung quản lý được người nhiễm bệnh, tách được người nhiễm ra khỏi cộng đồng, không lây ra cộng đồng.

Bên cạnh đó, vấn đề khử khuẩn, việc quản lý chất thải tốt và dễ hơn, cán bộ cơ sở y tế không phải tham gia nhiều mà có các lực lượng khác như quân đội, theo dõi diễn biến được người F1 liên tục ở khu cách ly tập trung, có camera để theo dõi…

Với cách ly tại nhà, ưu điểm là không phải đến cơ sở cách ly, người dân được ở nhà thì tâm lý có thể thoải mái hơn, kinh phí nhà nước đỡ hơn khi F1 ăn uống ở nhà. Nếu cách ly tại nhà nghiêm chỉnh thì ít ảnh hưởng lây nhiễm chéo hơn.

Ngoài những ưu điểm trên thì PGS. TS Trần Đắc Phu cũng nêu những nhược điểm của 2 hình thức cách ly này.

Cụ thể, cách ly tập trung nếu thực hiện không tốt, không nghiêm, không đủ cơ sở vật chất, nhiều người một phòng, chung phòng vệ sinh thì khả năng lây nhiễm chéo cao, F1 đến đây cũng không thoải mái, Nhà nước phải bỏ kinh phí sẽ tốn kém.

cach-ly-hn-o-nha.jpg
Có điều kiện cách ly F1 ở nhà, Hà Nội sẽ ít lây nhiễm chéo

Còn cách ly tại nhà thì không tách ra khỏi cộng đồng được, khó theo dõi hơn, nếu F1 không có trách nhiệm thì có thể lây ra cho gia đình, cho cộng đồng; Vấn đề khử khuẩn, xử lý rác thải khó hơn, người theo dõi y tế cơ sở không theo dõi được thường xuyên trong ngày, gây quá tải cho y tế cơ sở…

Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, Hà Nội bây giờ không cần cách ly tập trung nữa. Xét về tổng thể, hiện nay với chiến lược của Việt Nam là không thể zero COVID, chấp nhận có ca mắc cộng đồng, nhiều F0 thì nhiều F1, nếu cách ly tập trung sẽ dẫn đến quá tải, cơ sở vật chất không đủ thì lây chéo...

Vì vậy, vẫn nên tồn tại 2 hình thức cách ly, song nên thực hiện cách ly tại nhà, chỉ những ai không đủ điều kiện cách ly về phòng ốc, cơ sở vật chất thì mới đi cách ly tập trung.

Cả cơ quan chức năng và người dân cần có trách nhiệm đối với thực hiện cách ly nghiêm chỉnh theo quy định của Bộ Y tế để dịch không lây lan cho gia đình, cộng đồng và có kiểm tra giám sát, xử phạt nghiêm minh.

Theo Đời sống
Điều trị polyp rốn

Điều trị polyp rốn

Ở trẻ sơ sinh, thông thường rốn sẽ tự rụng sau 7 - 10 ngày và sau khoảng 2 tuần thì rốn khô và liền hẳn. Một số trẻ gặp tình trạng rốn rụng chưa hết, còn lại một phần niêm mạc rốn gây tiết dịch thường xuyên gọi là polyp rốn, hay còn gọi là u hạt rốn.
back to top