Các đoàn xe tiếp vận của quân đội Mỹ liên tiếp bị tấn công Iraq

Lực lượng kháng chiến người Shiite ở Iraq liên tiếp tấn công 5 đoàn xe vận chuyển vật tư và thiết bị hậu cần cho liên quân do Mỹ dẫn đầu trong hai ngày qua.

Ngày 21/12 : Một đoàn xe tiếp vận di chuyển từ tỉnh al-Basrah đến tỉnh al-Qadisiyyah ở miền nam bị tấn công. Một nhóm kháng chiến mới thành lập, tự xưng là Liwa Fateh Khaibar lên tiếng nhận trách nhiệm vụ tấn công.

Đoàn xe tiếp vận thứ 2 cũng bị tấn công khi đang đi qua gần thành phố al-Diwaniyah, thủ phủ của tỉnh al-Qadisiyyah. Liwa Fateh Khaibar tuyên bố nhận trách nhiệm.

Đoàn xe tiếp vận thứ 3 bị tấn công ở tỉnh Blyon miền Trung Iraq. Lực lượng kháng chiến Hồi giáo Iraq, nhóm 'Ashab al-Kahf tuyên bố nhận trách nhiệm tiến hành vụ tấn công.

Ngày 22/12 : Một đoàn xe tiếp vận bị tấn công khi đi qua gần thành phố Samawah, thủ phủ của tỉnh al-Muthanna, miền nam Iraq. Lực lượng kháng chiến Hồi giáo chống Mỹ ở Iraq - 'Ashab al-Kahf tuyên bố nhận trách nhiệm.

Một đoàn xe tiếp vận khác bị tấn công khi đang trên đường cao tốc chính dẫn đến thủ đô Baghdad. Lực lượng kháng chiến Hồi giáo chống Mỹ ở Iraq - 'Ashab al-Kahf tuyên bố nhận trách nhiệm tiến hành cuộc tấn công này.

Lực lượng kháng chiến người Shiite ở Iraq liên tiếp tấn công 5 đoàn xe vận chuyển vật tư và thiết bị hậu cần cho liên quân do Mỹ dẫn đầu trong hai ngày 21 và 22/12.

Các lực lượng kháng chiến chống Mỹ ở Iraq tiến hành cuộc nổi dậy cường độ thấp chống lại liên quân do Mỹ dẫn đầu kể từ sau vụ ám sát Abu Mahdi al-Muhandis, Phó Tư lệnh Các Đơn vị Động viên Rộng rãi Iraq và tư lệnh trưởng Lực lượng Quds Iran, thiếu tướng Qassim Soleimani đầu năm 2020.

Mục tiêu chính của cuộc nổi dậy là buộc quân đội Mỹ phải rút lui khỏi Iraq.

Tháng 11, các lực lượng kháng chiến chống Mỹ người Shiite Iraq đưa ra cảnh báo cuối cùng cho Washington, tuyên bố sẽ có một cuộc chiến ác liệt nếu Mỹ không rút quân khỏi Iraq trước ngày 31/12.

Mỹ đã đổi tên sứ mệnh của lực lượng quân sự lớn ở Iraq trờ thành "sứ mệnh huấn luyện".

Đầu tháng 12, Cố vấn An ninh Quốc gia Iraq thông báo, liên quân do Mỹ dẫn đầu đã kết thúc các nhiệm vụ chiến đấu tại quốc gia này, nhưng hoàn toàn không đề cập đến việc chính phủ Iraq có yêu cầu Mỹ thực hiện sứ mệnh huấn luyện hay không.

Một thực tế rõ ràng, Mỹ không bao giờ rút quân khỏi bất cứ quốc gia nào nếu không bị tổn thất thảm trọng ở đó. Những cuộc tấn công của lực lượng du kích kháng chiến Iraq hoàn toàn chưa đủ áp lực buộc Mỹ phải rút quân.

Theo Đời sống - Tri thức cuộc sống
back to top